Nga Hoàng Peter I đã ban hành chỉ dụ cấm lấy vợ như thế nào?
Khi đó Nga Hoàng Peter I Peter cương quyết thay đổi tất cả các lĩnh vực trong đời sống quốc gia. Đồng hành với ông không phải là những người giàu có quyền thế, mà là những người có trình độ học vấn và năng động. Nga Hoàng đã mời đến nước mình những kỹ sư, kiến trúc sư, các nhà đóng tàu tài năng nhất từ các nước công nghệ tiên tiết hời đó như Anh, Hà Lan và Đức. Tuy nhiên, nước Nga cũng rất cần có các chuyên gia của mình. Và không thể giải quyết vấn đề này nếu như trong nước không có hệ thống giáo dục tiểu học. Nga Hoàng ra lệnh cử giáo viên toán đến tất cả các tỉnh trong nước. Theo chỉ dụ của nhà vua, con em quý tộc không biết số học và hình học sẽ bị trừng phạt nặng nề. Linh mục bị cấm làm phép cưới cho các đôi uyên ương nếu không có giấy chứng nhận của giáo viên.


Một vài năm sau khi ban hành chỉ dụ này, tại Matxcova đã xuất hiện trường toán học và điều hướng, là trường kỹ thuật đầu tiên của Nga trong tương lai. Trường đào tạo chuyên gia cho hải quân, pháo binh, kỹ sư quân sự và khảo sát viên. Trường cũng đào tạo các chuyên gia dân sự như giáo viên, kiến trúc sư và các quan chức. Trong số các giáo viên có ông Leonti Magnitsky - tác giả bách khoa thư giáo dục Nga đầu tiên về toán học. Không như phần lớn sinh viên khác lớn lên trong gia đình quý tộc, ông Magnitsky là một người gốc nông dân. Nhờ vào tài năng và lòng kiên trì, ông Magnitsky sở hữu kiến thức bách khoa đồ sộ. Sách giáo khoa do ông biên soạn là một trong bộ sách xuất sắc nhất thế kỷ XVIII.
Môn toán học gieo trên đất Nga đã mọc lên những mầm xanh tuyệt vời, và trong thế kỷ tiếp sau đó nước Nga đã có những nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Trong số đó có một người phụ nữ xuất chúng là Sofia Kovalevskaya. Một thời gian dài, tất cả mọi nơi trên thế giới đều cho rằng phụ nữ không có khả năng nghiên cứu khoa học chính xác. Kovalevskaya đã bác bỏ "tiên đề" này. Bà đến với những công thức toán học ở độ tuổi rất sớm. Có lần, khi sửa nhà, thay vì giấy bồi tường, phòng của Kovalevskaya được dán những tờ giấy in bài giảng môn tích phân. Sau đó, khi đã là giáo sư toán học, bà nhớ lại rằng các công thức bí ẩn đơn giản là đã hấp dẫn trí tưởng tượng của bà một cách kinh khủng. Hóa ra, bà Kovalevskaya có trí nhớ thị giác phi thường. Nhờ các nghiên cứu của mình, bà được tặng giải thưởng Toán học của các Viện hàn lâm sáng giá nhất châu Âu. Hiện nay, giải thưởng toán mang tên Sofia Kovalevskaya được coi là một trong những giải thưởng quốc tế uy tín nhất.
Nền toán học Nga vẫn là một trong những trường phái xuất sắc nhất trên thế giới. Có được điều này là nhờ công đức của Nga Hoàng Peter I, là người 300 năm trước đây đã ban hành một chỉ dụ có vẻ hài hước cấm thanh niên quý tộc kết hôn khi chưa có kiến thức về số học và hình học.
Theo Tiếng nói nước Nga
TIN LIÊN QUAN
Hoàng đế Pháp Napoleon, với tham vọng kiểm soát hoàn toàn châu Âu, đã thống lĩnh 600.000 quân chinh phạt đế quốc Nga năm 1812. Cuộc chiến chỉ kéo dài chưa đầy 6 tháng, nhưng gây ra thương vong nặng nề cho cả hai bên.
20/05/2022
Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.
08/05/2022
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021