Vietnews.ru
Lịch sử

Người Việt Nam đầu tiên trong Hồng Quân

06/01/2014 (Đọc 4 phút)

Xem thêm:

Chúng tôi tiếp nối chương trình "Nhìn lại ngày hôm qua" nói về liên hệ hợp tác Nga -Việt sau năm 1917.

Trong cuộc mạn đàm trước, chúng tôi đã nói về các nhà cách mạng Việt Nam đến Nga để học tập trong hệ thống Quốc tế cộng sản trong những năm 20-30 của thế kỷ trước. Hôm nay chúng ta sẽ nói rõ hơn về thời gian sống ở Nga của một người trong số họ. Đó là Lê Hồng Phong, người Việt Nam đầu tiên trong đội ngũ Hồng quân kiêm phi công đầu tiên của Việt Nam. Sử gia Matxcơva Anatoly Sokolov cho biết:

“Chúng ta có quyền gọi ông ta là phi công Việt Nam đầu tiên. Ông bắt đầu học tại Trường Quân sự Hoàng Phố ở Trung Quốc từ năm 1924, sau đó học trong trường hàng không tại Quảng Châu. Mùa thu năm 1926, theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong đã được chính quyền Quảng Châu gửi sang học ở Liên Xô.

Có một chi tiết thú vị: tất cả những người Việt Nam những năm ấy đến học ở Nga đều được gửi trực tiếp đến trường Đại học Cộng sản lao động phương Đông ở Matxcơva. Lê Hồng Phong là người duy nhất không trực tiếp học tại trường này, mà được gửi đến tổ chức giáo dục khác của Quốc tế cộng sản là trường lý thuyết quân sự không quân tại Leningrad. Ông học ở đó từ tháng Mười năm 1926 đến tháng 12 năm 1927, và sau đó được chuyển đến một cơ quan khác của Quốc tế cộng sản là trường học quân sự thí điểm Borisoglebsk, một thị trấn ở phía nam phần châu Âu của Nga.

Trong khoảng thời gian đó, tại trường này có học viên sau này là phi công Liên Xô nổi tiếng Valery Chkalov, người đầu tiên thực hiện chuyến bay thẳng qua Bắc Cực từ Nga sang Mỹ, và Nikolai Kamanin - trong thập niên 60 là người tổ chức việc đào tạo phi hành gia Liên Xô đầu tiên.

Hiện nay, ta có thể thấy chân dung Lê Hồng Phong thời hai mươi tuổi trên bảng danh dự trường đào tạo phi công Borisoglebsk. Chúng ta cũng có thể thấy Lê Hồng Phong trên trang bìa cuốn sách được phát hành tại Moscow một vài năm trước đây, nhan đề là "Quốc tế thứ ba và Việt Nam”. Trong bức ảnh, ông mặc áo khoác da hàng không, đội mũ bảo hiểm với kính nâng lên trán. Năm mươi hai năm sau, từ chuyến bay vũ trụ trở về trái đất, khi được hỏi từ ai mà ông thừa hưởng tình yêu đối với bầu trời, phi hành gia Việt Nam Phạm Tuấn đã trả lời: đó là Kim Đồng, Lê Hồng Phong và Yuri Gagarin.

Đầu tháng 12 năm 1928, theo lời khuyên của Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong đã rút khỏi trường phi công Borisoglebsk và trở thành sinh viên Trường đại học cộng sản lao động phương Đông (TAS). Ông nhận thẻ sinh viên số 4650 với tên họ là Mikhail Litvinov, chính là tên mà ông đã dùng trước đây tại Leningrad và Borisoglebsk. Sau khóa đào tạo cơ bản hai năm, Lê Hồng Phong được ghi danh vào nghiên cứu sinh tại trường đại học TAS. Hiện nay vẫn giữ được bản thảo khóa luận của ông "Tình hình kinh tế và chính trị ở Đông Dương" - tư liệu quả thực khá phong phú với một loạt tính toán thống kê. Bài viết về chính sách nông nghiệp của chính quyền Pháp trong khu vực đã đưa ra phân tích sâu sắc về tình hình giai cấp công nhân trong cuộc khủng hoảng kinh tế, xác định nhiệm vụ thực tế của cuộc đấu tranh cách mạng. Một phần bài viết liên quan với lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương, đến nay rất đáng quan tâm đối với các nhà nghiên cứu.

Biết tiếng Nga đến mức tuyệt vời, Lê Hồng Phong thường dịch các tài liệu bắt buộc từ tiếng Nga sang tiếng Việt cho đồng hương của mình, khi đó có đến vài chục người học ở ở TAS. Năm 1929 ông được kết nạp vào Đảng cộng sản và trở thành người Việt Nam đầu tiên trong Đảng Cộng sản Liên Xô.

Tuy nhiên, Lê Hồng Phong không kịp hoàn thành luận án đại học của mình. Năm 1931, Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản đã cử ông làm đại diện tại Việt Nam để khôi phục lại mối quan hệ giữa các tổ chức đảng. Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, năm 1934, lần thứ hai Lê Hồng Phong lên đường đến Nga.

Theo Tiếng nói nước Nga


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Hoàng đế Pháp Napoleon, với tham vọng kiểm soát hoàn toàn châu Âu, đã thống lĩnh 600.000 quân chinh phạt đế quốc Nga năm 1812. Cuộc chiến chỉ kéo dài chưa đầy 6 tháng, nhưng gây ra thương vong nặng nề cho cả hai bên.

Lịch sử,

20/05/2022

Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.

Lịch sử,

08/05/2022

Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.

Lịch sử,

01/04/2022

Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.

Lịch sử,

27/10/2021

Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.

Lịch sử,

21/10/2021

Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.

Lịch sử,

04/10/2021

Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.

Lịch sử,

23/09/2021

Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.

Lịch sử,

05/04/2021

Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.

Lịch sử,

16/02/2021

Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.

Lịch sử,

31/01/2021

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022