Vietnews.ru
Lịch sử

Vị Đại tướng Liên Xô đã sát cánh cùng Việt Nam năm 1979...

17/02/2016 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Vị Đại tướng Liên Xô đã sát cánh cùng Việt Nam năm 1979 là ai?

Vị Đại tướng Liên Xô đã sát cánh cùng Việt Nam năm 1979...
Bức ảnh tư liệu quý: Đại tướng Obaturov cùng vợ đến thăm gia đình Đại tướng Văn Tiến Dũng, ngày 1/9/1979.


Ngay sau khi Chiến tranh Biên giới nổ ra, Moskva đã cấp tốc thành lập đoàn công tác đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Ghenady Ivanovich Obaturov để khẩn trương bay sang VN.

Vì sao Đại tướng Obaturov được chọn?

Thiếu tướng Evrafji Melnichenko, thành viên trong đoàn công tác nhớ lại:

"Theo yêu cầu của lãnh đạo Việt Nam và trên tinh thần Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang CHXHCN Xô Viết ký tháng 11/1978, ở Thủ đô Moskva, đoàn công tác đặc biệt đã cấp tốc được thành lập.

Thông tin về việc Trung Quốc chuẩn bị tấn công Việt Nam chúng tôi đã nắm được từ trước. Vì thế ngay từ đầu tháng 2/1979, Bộ Tổng tham mưu đã thành lập một nhóm 20 chuyên gia quân sự, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Ghenady Ivanovich Obaturov.

Vì sao Obaturov được chọn? Theo ý kiến của chúng tôi, ở thời điểm đó, ông là một vị tướng được đào tạo bài bản và rất giỏi. Chúng tôi vẫn gọi ông là "từ điển bách khoa sống".

Ông nắm rõ đến tận chân tơ kẽ tóc các chiến thuật của nghệ thuật quân sự, các binh quân chủng, các loại vũ khí và cách sử dụng chúng trong chiến tranh hiện đại. Thêm nữa, ông đã trải qua kinh nghiệm trận mạc".

Trong khi các tướng lĩnh, sĩ quan trong nhóm chuyên gia tập trung chuẩn bị sang Việt Nam thì Đại tướng Obaturov tự mình nghiên cứu một chương trình làm việc riêng.

Đại tá Igor Kuminov từng công tác tại Bộ Tổng tham mưu Bộ quốc phòng Liên Xô nhớ lại:

"Ghenady Obaturov có quan hệ rất tốt với Tổng tham mưu trưởng, Nguyên soái Liên Xô N.Ogarkov. Ông đã yêu cầu Ogarkov cho ông được biết các loại vũ khí của Liên Xô hiện đang được trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ông nắm vững các loại vũ khí khí tài, bởi trước đó đã từng tự lái tăng và sử dụng thuần thục các loại vũ khí khác nhau".


Đại tướng Obaturov tại Việt Nam, tháng 2/1979.

Phu nhân tướng Ghenady Ivanovich Obaturov, bà Elizaveta Pavlovna kể:

"Đích thân nguyên soái Tổng tham mưu trưởng Ogarkov gọi điện cho tôi, khuyên không nên đi cùng chồng sang Việt Nam bởi tình hình ở đó khá phức tạp. Tôi đã từ chối đề nghị này, nói đây không phải lần đầu tôi chia sẻ những khó khăn với chồng của mình".

Và bà đã cùng chồng sang Việt Nam, để bước vào một nhiệm vụ mới vô cùng khó khăn.

Vị tướng xuất sắc toàn tài, không ngại gian khổ, hy sinh

Sáng 19/2/1979, máy bay của Hãng Aeroflot chở đoàn chuyên gia quân sự cấp cao Liên Xô hạ cánh xuống Hà Nội.

Trong đoàn, ngoài trưởng đoàn, Đại tướng Obaturov còn có các tướng: V.Mikhailov, V.Demyanenko, E.Melnichenko, A.Zichenko, N.Bernadsky, A.Baltyshev, A.Vasilev, B.Butorin, V.Bulgakov, Maiorov, M.Skrabov, M.Koval, chuẩn đô đốc A.Skvortsov...

Họ đã nhanh chóng bắt tay vào công việc.

Sau khi nghe Trung tướng M. Vorobev, Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam báo cáo nhanh, Đại tướng Obaturov đã tiếp xúc và nắm thông tin chiến trường từ Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn và Đại tướng Văn Tiến Dũng.

Pavel Rutkovsky, Trung tá, chỉ huy đơn vị thông tin của đoàn chuyên gia cao cấp Liên Xô nhớ lại:

"Tình hình ở thủ đô Hà Nội khi đó khá căng thẳng. Đến thời điểm đó, tôi và đơn vị của mình (120 chiến sĩ) đã ở Việt Nam nửa năm. Chúng tôi đến Việt Nam trên 2 chiếc AN-22 qua đường Ấn Độ và Pakistan từ tháng 8/1978.

Tình hình chiến sự tôi được biết qua một đồng chí trung tá phiên dịch. Nói thật là khi đó tình trạng khá căng...

Mặc dù phía Việt Nam đã can ngăn, nhưng Obaturov vẫn quyết định ra thẳng chiến trường để thị sát. Ngay ngày 20/2, Đài "Tiếng nói Hoa Kỳ" đã loan tin về sự có mặt của các chuyên gia quân sự Liên Xô.

Chuyến thị sát đó, đoàn xe chuyên gia quân sự đã suýt dính pháo ở Lạng Sơn. Nhưng mục đích của chuyến thị sát đã đạt được.

Trong những ngày ở Việt Nam, vị Đại tướng 64 tuổi Ghenady Obaturov, người đã từng trải qua Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, đã khiến cho mọi người kinh ngạc về sự bền bỉ của mình.

Ông làm việc hầu như suốt ngày đêm, bất kỳ khi nào cũng có thể yêu cầu báo cáo thật chi tiết về tình hình chiến sự để có những quyết định kịp thời.

Nắm bắt tình hình thực tế, Đại tướng Obaturov cũng đã báo cáo cho lãnh đạo Liên Xô về việc phải khẩn cấp chuyển đến cho Việt Nam những thiết bị và vũ khí cần thiết, có thể giúp Việt Nam đẩy lùi kẻ địch.


Chuyên gia Liên Xô ở Việt Nam.

Ngày 5/3/1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Trong những ngày sát cánh bên các bạn Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đoàn chuyên gia quân sự Xô viết cũng chịu những sự tổn thất.

Tháng 3/1979, chiếc máy bay vận tải quân sự An-24 đã gặp sự cố khi hạ cánh ở Đà Nẵng, 6 chuyên gia quân sự Liên Xô, trong đó có Thiếu tướng Malykh đã hy sinh.

Duyên nợ với Việt Nam của tướng Obaturov đến đây vẫn chưa chấm dứt. Sau đó, ông còn lưu lại Việt Nam 3 năm và có những đóng góp rất hiệu quả trong việc xây dựng quân đội, củng cố nền quốc phòng của 2 nước Lào và Campuchia.

Sau khi về nước, tháng 11/1982, Đại tướng G.Obaturov được phân công làm Giám đốc Học viện Quân sự Frunze.

Trong số 19 Huân chương cao quý của Nhà nước Liên Xô và 22 Huân chương của các nước anh em trao tặng cho Obaturov, có Huân chương Quân công hạng Nhất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.



Obaturov sinh ngày 9/1/1915 tại làng Maloe Zarecheno, nay thuộc tỉnh Kirov. Ông đã từng tham gia cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, được tặng thưởng 7 huân chương Chiến công. Ông mất năm 1996 tại thủ đô Moskva.

Có lẽ ít ai ngờ, Đại tướng Obaturov không những là một vị tướng tài ba, mà ông còn là một thi sĩ. Trong những ngày ở Việt Nam, ông đã sáng tác nhiều bài thơ, trong đó có bài gửi cho một người bạn chiến đấu cũ, kết thúc bởi những dòng:

Và bạn hỡi, rồi chúng ta

Những chiến binh sẽ giã từ cuộc sống

Nhưng tôi tin, trên tấm bia Tổ quốc

Sẽ đôi khi ghi nhớ chúng ta

Và tôi sống, vững vàng bởi thế.

Không những ở nước Nga, Ghenady Obaturov mới được mọi người nhớ đến.

Ở Việt Nam, mọi người vẫn nhớ đến ông, một vị Đại tướng, một người bạn Xô viết đã sát cánh cùng chúng ta trong những ngày tháng đầu tiên khó khăn của cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Theo http://soha.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Hoàng đế Pháp Napoleon, với tham vọng kiểm soát hoàn toàn châu Âu, đã thống lĩnh 600.000 quân chinh phạt đế quốc Nga năm 1812. Cuộc chiến chỉ kéo dài chưa đầy 6 tháng, nhưng gây ra thương vong nặng nề cho cả hai bên.

Lịch sử,

20/05/2022

Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.

Lịch sử,

08/05/2022

Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.

Lịch sử,

01/04/2022

Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.

Lịch sử,

27/10/2021

Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.

Lịch sử,

21/10/2021

Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.

Lịch sử,

04/10/2021

Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.

Lịch sử,

23/09/2021

Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.

Lịch sử,

05/04/2021

Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.

Lịch sử,

16/02/2021

Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.

Lịch sử,

31/01/2021

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru