Vietnews.ru
Lịch sử

Vụ nổ tên lửa xuyên lục địa kinh hoàng nhất Liên Xô

30/04/2010 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Chuyện gì đã xảy ra?

Năm 1960, Nga chuẩn bị được tuyên bố với thế giới “quân bài chiến lược”. Đó là một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) kiểu mới với ký hiệu R-16 (NATO gọi tên là SS-7 Saddler).

Đây là sản phẩm của tổng công trình sư Mikhail Yangel với những hứa hẹn sẽ là một loại vũ khí răn đe, tấn công chiến lược sẽ được trang bị cho tất cả các hạm đội chiến lược của Liên Xô. May mắn thoát chết, không cùng chung số phận với Nguyên soái Mitrofan Nedelin, nhưng tổng công trình sư Mikhail Yangel về sau này cũng đã không thể chứng kiến những kết quả thành công trong việc chế tạo tên lửa xuyên lục địa của Nga sau này dựa trên bản thiết kế tên lửa R-16 của ông.

Trước khi xảy ra thảm hoạ kinh hoàng nhất trong lịch sử phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Liên Xô nói trên, cả Nguyên soái Mitrofan Nedelin và tổng công trình sư Milkhail Yangel đều hy vọng rằng tên lửa đạo đạo xuyên lục địa R-16 sẽ là món quà có ý nghĩa tuyệt vời đối với nhà lãnh đạo Khrushchev nhân dịp lễ kỷ niệm Cuộc cách mạng Bolshevik vào ngày 7/11/1960.

Tháng 9/1960, trong khi vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến chuyên môn kỹ thuật chế tạo trên lửa tầm xa chưa được giải quyết thì tổng công trình sư Milkhail Yangel đã hạ lệnh chuyển một tên lửa thử nghiệm đầu tiên mang số hiệu Number LD1-3T tới bãi thử nghiệm NIIP-5 ở Tyuratam.

Về sau này, nhiều nhân chứng là các cựu chiến binh từng phục vụ tại Tyuratam đã kể lại rằng, tên lửa của tổng công trình sư Yangel đã gặp phải nhiều vấn đề rắc rối có thể gọi là “điềm gở” ngay từ khi nó được đưa đến Tyuratam (tức ngày 26/9/1960).

Theo đúng nguyên tắc của ngành tên lửa Liên Xô lúc đó, một uỷ ban nhà nước gồm nhiều quan chức cao cấp đến từ nhiều cơ quan, đơn vị và viện nghiên cứu của Liên Xô đã được thành lập để giám sát vụ thử nghiệm tên lửa R-16 đầu tiên. Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Liên Xô – Nikita Khrushchev và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Stepanov đã ký duyệt bản danh sách các thành viên tham gia giám sát sứ mệnh phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới R-16.

Ngày 3/10/1930, uỷ ban giám sát thử nghiệm tên lửa R-16 được triệu tập nhằm cân nhắc và đánh giá kết quả quá trình kiểm nghiệm tên lửa LD1-3T tại bãi phóng mang mã hiệu Địa điểm số 42. Cuộc họp được triệu tập này chính thức “chốt hạ” danh sách những thành viên sẽ tham gia vụ thử nghiệm này. Cuối phiên họp, địa điểm, ngày giờ tiến hành phóng tên lửa đã được xác định là ngày 23/10/1960.

Cuối ngày 20/10/1960, mọi công tác chuẩn bị cho lần phóng thử nghiệm tên lửa R-16 đã được hoàn thành. Các vấn đề về kỹ thuật cũng đã được báo cáo đã khắc phục xong. Một hệ thống kiểm soát bay của tên lửa trong suốt quá trình phóng đã được lắp đặt tại Địa điểm 42 cách không xa Địa điểm 41, nơi dự định sẽ phóng tên lửa R-16.

Tiến thoái lưỡng nan

Vụ nổ tên lửa xuyên lục địa kinh hoàng nhất Liên Xô
Nguyên soái Mitrofan Nedelin và tổng công trình sư Mikhail Yangel(bên trái).

Đúng 8 giờ sáng ngày 21/10/1960 theo giờ địa phương, phương tiện siêu trọng chuyên dụng chở theo tên lửa R-16 (LD1-3T) rời khu vực lắp đặt tại Địa điểm số 42. Một giờ sau đó, tên lửa đã được lắp đặt trên dàn phóng ở Địa điểm 41. Công tác kiểm tra ban đầu kết luận rằng bệ phóng không có bất cứ vấn đề gì cản trở.

Mọi công tác chuẩn bị đã được ấn định hoàn thành trước ngày phóng 23/10. Cũng trong ngày 23/10, tên lửa LD1-3T đã được nạp đầy nhiên liệu phóng. Vào thời điểm này, theo quy định, tất cả những cá nhân không phận sự trực tiếp đều phải rời khu vực phóng chỉ trừ các nhân viên kỹ thuật. Tuy nhiên cả Nguyên soái Nedelin và tổng công trình sư Mikhail Yangel đều bất chấp nguyên tắc an toàn này, cả hai ông đều có mặt tại dàn phóng tên lửa vào thời điểm nạp nhiên liệu cùng khoảng 150 quân nhân và các quan chức dân sự đủ các cấp khác.

Mặc dù biết rằng phải chấp hành quy tắc an toàn trong quá trình chuẩn bị phóng tên lửa nhưng cả Giám đốc bãi bắn tên lửa Tyuratam - Thiếu tướng Konstantin Gerchik và quan chức phụ trách sứ mệnh phóng thử tên lửa LD1-3T cũng không thể ngăn cản nổi Nguyên soái Nedelin và tổng công trình sư Mikhail Yangel vì cả hai nhân vật trên đều là những thượng cấp của các ông.

Không lâu sau khi tên lửa R-16 phiên bản thử nghiệm LD1-3T được nạp đầy nhiên liệu, bộ phận đảm bảo kỹ thuật đã phát hiện một vị trí rò rỉ ở bộ phận ống dẫn đến bình chứa nhiêu liệu của tên lửa. Theo tính toán tốc độ rò rỉ tại vị trí này đạt 142 – 145 giọt/phút. Bộ phận chuyên trách xác định chủ quan rằng, đây là vấn đề có thể chấp nhận được, tuy vậy một quân nhân của đơn vị hoá học đã được giao nhiệm vụ kiểm soát sự cố rò rỉ này.

Nhiều chuyên gia tên lửa vào thời điểm đó tin rằng, một khi đã nạp nhiên liệu cho tên lửa R-16 thì chỉ có nước phóng tên lửa đi chứ không thể trì hoãn được. Lập luận này cho rằng thời điểm đó Liên Xô chưa làm chủ được công nghệ rút nhiên liệu khi đã nạp đầy và các bình chứa của động cơ tên lửa.

Các chuyên gia thử nghiệm vũ khí của Liên Xô thực sự đã lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì thậm chí có tháo cạn được nhiên liệu đã được bơm vào cũng không thể sử dụng bình phóng nhiên liệu cho lần phóng sau vì loại nhiên liệu sử dụng có độ ăn mòn rất cao. Trong khi đó việc huỷ bỏ kế hoặch phóng này thực sự lại là một sự lãng phí rất tốn kém.

Chính vì không thể trì hoãn tiến trình phóng tên lửa, công tác chuẩn bị phóng vẫn tiếp tục được tiến hành. Vào thời điểm chuẩn bị phóng tên lửa, các nhân viên kỹ thuật trên mặt đất đã yêu cầu kích hoạt hệ thống màng cách nhiệt trên đường ống dẫn nhiên liệu ở tầng thứ 2 của tên lửa.

Tuy nhiên, xuất phát từ một lỗi mạch điện trong quá trình chế tạo bảng điều khiển, việc kích hoạt màng cách nhiệt ở tầng 2 của tên lửa đã khiến màng cách nhiệt trên ống dẫn nhiên liệu ở ở tầng 1 gặp trục trặc. Màng cách nhiệt là hệ thống thiết bị cực kỳ quan trọng giúp ngăn chất nổ đẩy tên lửa tràn vào các đường ống dẫn nhiên liệu đi tới các động cơ. Một khi đã gặp trục trặc, tên lửa sẽ không thể duy trì trạng thái sẵn sàng trên bàn phóng với đầy nhiêu liệu bên trong quá 2 ngày.

Video tư liệu:

Còn tiếp...

Theo VTC


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.

Lịch sử,

01/04/2022

Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.

Lịch sử,

27/10/2021

Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.

Lịch sử,

21/10/2021

Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.

Lịch sử,

04/10/2021

Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.

Lịch sử,

23/09/2021

Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.

Lịch sử,

05/04/2021

Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.

Lịch sử,

16/02/2021

Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.

Lịch sử,

31/01/2021

Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.

Lịch sử,

04/01/2021

Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.

Lịch sử,

13/12/2020

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022