Nga lập kỷ lục xuất khẩu lương thực, thực phẩm
Các con số này cao hơn 20% cả về kim ngạch và khối lượng so với năm 2019, và phá vỡ kỷ lục năm 2018 là 78,5 triệu tấn lương thực với tổng trị giá 25,8 tỷ USD.
Xuất khẩu lương thực, thực phẩm của Nga năm 2020 tăng ở tất cả các nhóm sản phẩm chính: ngũ cốc, bơ, thịt và sữa. Về kim ngạch chỉ có các mặt hàng cá và hải sản giảm do Trung Quốc áp đặt hạn chế đối với các sản phẩm của Nga liên quan đến việc phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên bao bì sản phẩm.
Ngũ cốc chiếm phần lớn trong tổng khối lượng xuất khẩu (33%), tương đương 49 triệu tấn, trị giá 10 tỷ USD. Giá lúa mì tăng dẫn đến khối lượng cung cấp lúa mì lớn - tăng 22% về khối lượng, đạt 39 triệu tấn và tăng 29% về gái trị đạt 8,3 tỷ USD. Xuất khẩu dầu ăn tăng 12% về khối lượng (lên 8,1 triệu tấn) và tăng 22% về giá trị đạt 5 tỷ USD.
Mức tăng trưởng này là do dầu xuất khẩu hướng dương tăng 19% so với năm 2019. Xuất khẩu thịt tăng với tốc độ nhanh nhất trong năm 2020: 53% về khối lượng, đạt 525.000 tấn, và tăng 49% về kim ngạch, đạt 887 triệu USD.
Khách hàng mua lương thực, thực phẩm nhiều nhất của Nga là Trung Quốc (chiếm 13% tổng khối lượng xuất khẩu), tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (10%) và Kazakhstan (7%). Thổ Nhĩ Kỳ là nước mua nhiều ngũ cốc nhất của Nga (9 triệu tấn, trị giá 1,9 tỷ USD).
Do giá lương thực, thực phẩm tại Nga tăng trong bối cảnh giá trên thị trường toàn cầu tăng vào cuối năm 2020, Chính phủ Nga đã quyết định giảm xuất khẩu ngũ cốc. Thuế xuất khẩu đối với lúa mì, lúa mạch và ngô được điều chỉnh từ ngày 15/2 đến ngày 28/2. Xuất khẩu ngoài hạn ngạch, tương đương 17,5 triệu tấn, phải chịu mức thuế 50% trị giá hải quan của sản phẩm, nhưng không thấp hơn 100 euro/1.000 kg.
Theo Bnews.vn
TIN LIÊN QUAN
Vào ngày chủ nhật 24.4.2022, toàn thể thế giới Kitô bao gồm các tín hữu Chính thống giáo, Công giáo và Tin Lành cùng hân hoan đón thánh lễ Phục sinh. Đây cũng được coi là ngày lễ cổ xưa nhất nước Nga, xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ X.
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".
Ngân hàng Trung ương Nga đã nới lỏng các hạn chế áp đặt do các lệnh trừng phạt và cho phép công dân rút ngoại tệ không chỉ bằng đô la, mà còn cả euro từ các tài khoản, dịch vụ báo chí của cơ quan quản lý này đưa tin.
Ngân hàng Trung ương Nga đã quyết định giảm lãi suất cơ bản từ mức cao lịch sử 20% xuống còn 17%. Cơ quan quản lý giải thích điều này do giảm lạm phát, bao gồm cả do sự tăng trưởng của đồng rúp. Nới lỏng chính sách có thể tiếp tục trong tương lai gần tới.
Nga có kế hoạch chấm dứt các hạn chế đối với các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia/vùng lãnh thổ sau ngày 9/4, một phần trong kế hoạch giảm các biện pháp được thực hiện để làm chậm sự lây lan của COVID-19, Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết hôm 4/4.
Trưởng phái đoàn đàm phán của Nga cho biết dự thảo thỏa thuận chưa sẵn sàng để đệ trình lên cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Ukraine.
Hai phái đoàn Nga và Ukraine tiếp tục đàm phán theo hình thức trực tuyến hôm nay, sau cuộc thảo luận được đánh giá là "tích cực" ngày 29/3.
Ngày 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo đã ký sắc lệnh yêu cầu bên mua nước ngoài phải thanh toán bằng đồng ruble để mua khí đốt của Nga từ ngày 1/4 tới và các hợp đồng sẽ bị tạm đình chỉ nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện.