Vietnews.ru
Tham khảo

25 năm Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan và bài học cho Mỹ

07/03/2014 (Đọc 4 phút)

Xem thêm:

Ngày 15/2, Nga kỷ niệm 25 năm ngày Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan. Những sự kiện này có thể rút ra bài học gì cho phương Tây vốn đang chuẩn bị rời quốc gia Trung Á này? Dưới đây là bài viết trên trang Vesti.ru của Nga.

Quân đội Mỹ, chuẩn bị rời Afghanistan, đã đặt cược vào việc hình thành quân đội Afghanistan. Vài năm trước, quyết định đã được đưa ra về việc tuyển mộ và huấn luyện 30.000 binh sĩ địa phương, các huấn luyện viên thuộc nhiều nước khác như Mông Cổ và Romania. Tiến trình này dự kiến vấn tiếp tục để chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo với Taliban.

25 năm Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan và bài học cho Mỹ
Binh sĩ Liên Xô rút khỏi Afghanistan năm 1986. Ảnh: Rianovosti

Lực lượng gồm 100.000 binh sĩ liên quân hiện diện ở Afghanistan đã gần 12 năm. Tuy nhiên họ vẫn chưa hoàn tất các nhiệm vụ chính. Ông Zamir Kabulov, Vụ trưởng Vụ 2 chuyên trách châu Á Bộ Ngoại giao Nga, Đặc phái viên của Tổng thống Nga và là Đại sứ Nga tại Afghanistan giai đoạn 2004-2009, đặt câu hỏi: “Họ ở tiếp tục đó làm gì nếu họ cũng thực thi những nhiệm vụ tương tự với lực lượng ít hơn và chỉ đồn trú ở các căn cứ? Và họ đã làm gì 12 năm trước đó?”.

Theo ông Kabulov, năm 1989 tại Moskva đã diễn ra cuộc thảo luận nghiêm túc về việc điều một sự đoàn mới tới Afghanistan thay cho lực lượng Xô viết để bảo vệ các con đường tiếp tế từ Liên Xô tới Kabul. “Chúng tôi đã từ chối kế hoạch như vậy. Ngược lại, Washington, đang cố đàm phán điều này với Kabul”.

Thượng tướng Boris Gromov, Tư lệnh Lục quân Các lực lượng vũ trang Liên Xô giai đoạn 1987-89 bình luận: “Họ (Mỹ) không rút hoàn toàn, vẫn để lại 30.000 quân, song lại tuyên bố với thế giới là rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan”.

Ở thời điểm đó, Moskva đã đầu tư nhiều tiền của cho quân đội Afghanistan. Tất cả các doanh trại đều được trang bị đầy đủ vũ khí, đạn dược và trang thiết bị hậu cần. Các tài sản này chỉ trong vài ngày đã bị cướp và đem ra chợ bán.

Ngày nay, người Mỹ cũng gặp phải những vấn đề tương tự. Mỗi tân binh Afghanistan được trang bị 80 chi tiết quân sự. Tình trạng đào ngũ thường xuyên xảy ra, và tất cả các trang bị được đưa ra chợ ở Kabul bán, dù các cựu chiến binh Nga đã đề cập tới những đặc điểm này trong quá trình rút quân với quân đội Mỹ.

Động lực hợp tác giữa Nga và Mỹ trong những năm khác nhau của cuộc chiến tại Afghanistan cũng khác nhau về cường độ, cũng như mức độ tin cậy.

Ông Kabulov bình luận: “Ngay từ đầu, chúng ta cần một điều từ Mỹ - đó là thủ tiêu lò lửa khủng bố và tội phạm ma túy. Vì điều này, Nga sẽ nói ‘rất cảm ơn’, song điều đó đã không xảy ra”.

Dựa trên kinh nghiệm rút quân của Liên Xô, có thể thấy kế hoạch rút quân của Mỹ hoàn toàn khác. Boris Gromov nhận định: “Chiến lược của họ hoàn toàn không tương đồng. Họ sẽ không rút binh sĩ trên bộ và trên không”. Dù gì thì tại Afghanistan vẫn tồn tại 9 căn cứ lớn của Mỹ. Ông nhấn mạnh, “nếu họ muốn hợp tác trung thực với chúng ta (Nga), họ cần cởi mở”.

Như vậy có thể thấy rằng, trước tiên trong trường hợp cần thiết những căn cứ của Mỹ có thể một lần nữa giúp triển khai một lực lượng lớn, thứ hai các căn cứ này đem đến khả năng kiểm soát khu vực – vốn nằm sát nước Pakistan sở hữu bom hạt nhân, Vịnh Persia có nguồn tài nguyên hydrocarbon phong phú, Iran, Trung Quốc, và Nga.

Bài báo kết luận, trong bối cảnh lợi ích toàn cầu đó, tại Washington người ta cho rằng nguy cơ về tình hình xấu đi tại biên giới phía nam của tổ chức Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) dường như không nghiêm trọng. Mỹ trông đợi Nga sẽ giúp đỡ trong mọi đường hướng chiến lược ở Afghanistan.

Tuy nhiên nếu đường hường chiến lược đó phù hợp với những gì Nga trông đợi ở Mỹ ngay từ đầu, sẽ chẳng có gì để nói, Nga sẵn lòng giúp đỡ. Nhưng nếu vấn đề là Nga giúp Mỹ trong một thời gian dài về chính trị và quân sự, để Mỹ củng cố chỗ đứng tại Afghanistan và khu vực, câu trả lời có lẽ là không.

Theo http://baotintuc.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Theo thống kê của công cụ tìm kiếm, kể từ đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đã trở thành nước đi đầu trong các yêu cầu mua quốc tịch hoặc giấy phép cư trú của các quốc gia khác.

Tham khảo,

18/06/2022

Sau khi phải vật lộn với nhiều thách thức về cung ứng hậu cần trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Moskva đã quay trở lại với phương pháp vận chuyển có từ thời Liên Xô – đó là phát huy tối đa vai trò của đường sắt.

Tham khảo,

15/06/2022

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.

Tham khảo,

12/06/2022

Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.

Tham khảo,

12/06/2022

Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Tham khảo,

09/06/2022

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

06.06.2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022