Kissinger cảnh báo Nga có thể trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.
Các nước phương Tây cần phải tính đến lợi ích của Moscow khi thảo luận về một giải pháp hòa bình cho tình hình ở Ukraine để ngăn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”, cựu Ngoại trưởng, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger trả lời phỏng vấn Sunday Times.
“Câu hỏi bây giờ là làm thế nào để kết thúc cuộc chiến đó. Cuối cùng cần phải có một giải pháp cho Ukraine và cũng cần một giải pháp cho Nga nếu chúng ta không muốn Nga trở thành tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”, ông Kissinger nói.
Nói về NATO, nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ cho rằng cần phải duy trì liên minh vì điều này “phản ánh sự hợp tác của châu Âu và Mỹ theo một cách gần như duy nhất”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh thêm: “cũng cần phải nhận ra rằng các vấn đề lớn sẽ xảy ra ra trong quan hệ của Trung Đông và châu Á với châu Âu và châu Mỹ”.
“Họ [các thành viên NATO] đoàn kết với nhau trong vấn đề Ukraine vì điều đó gợi nhớ đến những mối đe dọa trước đây và họ đã làm rất tốt. Tôi ủng hộ những gì họ đã làm”, ông Kissinger cho biết.
Ông Kissinger từng phát biểu rằng, Ukraine nên chấp nhận từ bỏ một bộ phận lãnh thổ của mình để đạt được một thỏa thuận hòa bình với Nga.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ ngày 24/5, ông Kissinger cho hay, việc thất bại trong tái khởi động đàm phán với Nga và tiếp tục gây phẫn nộ cho Moscow còn thể mang tới những hậu quả thảm họa cho sự ổn định của châu Âu về dài hạn./.
Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.
12/06/2022
Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
12/06/2022
Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
09/06/2022
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022