Công nghệ từ thế kỷ 19 giúp Nga giành ưu thế chiến trường ở Donbass
Sau khi phải vật lộn với nhiều thách thức về cung ứng hậu cần trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Moskva đã quay trở lại với phương pháp vận chuyển có từ thời Liên Xô – đó là phát huy tối đa vai trò của đường sắt.
Trong vài tuần gần đây, lực lượng Nga đã đạt được bước tiến lớn ở miền đông Ukraine, dựa trên hỏa lực áp đảo của pháo binh. Với Nga, bước dịch chuyển lớn về tương quan vũ khí, lực lượng trên chiến trường lần này khởi nguồn từ các tuyến đường sắt – hạ tầng bảo đảm việc vận chuyển vũ khí đạn dược, phương tiện chiến đấu và nhiều khâu hậu cận khác.
Đường sắt là điểm trung tâm trong hoạt động di chuyển binh sĩ và vũ khí hạng nặng, theo đúng học thuyết tác chiến của quân đội Nga. Tại Ukraine, Donbass là trung tâm công nghiệp, với hệ thống đường sắt dày đặc và điều này đã tạo thêm ưu thế cho Nga.
Quân đội Nga dựa nhiều vào Lực lượng đường sắt tinh nhuệ (Railroad Force). Đơn vị này vận hành nhiều con tàu vũ trang, được sơn ngụy trang và trang bị súng máy phòng không, pháo phòng không làm nhiệm vụ bảo vệ tàu. Binh sĩ thuộc lực lượng này cũng được huấn luyện để sửa chữa các cung đường bị bom phá hỏng khi di chuyển dưới làn hỏa lực địch.
Khác với Mỹ và nhiều nước vốn theo đuổi chiến lược hậu cần hiện đại, Nga về cơ bản vẫn trung thành với phương pháp vận tải, hậu cần quân sự có từ thời Liên Xô. Các lô hàng thường được vận chuyển trên tàu đường sắt, mạng lưới vận tải xương sống của Nga. Đường sắt vươn tới những vùng đất hẻo lánh, ít người sinh sống ở Siberi, nhiều cung đường trong số này được xây dựng từ thời Liên Xô, giai đoạn Joseph Stalin nắm quyền lãnh đạo.
Liên Xô thiết kế và xây dựng mạng đường sắt với khổ lớn hơn chuẩn của Tây Âu, một phần là để đề phòng nguy cơ bị xâm lược. Sự khác biệt này càng khiến Nga bị cô lập trong ngành vận tải, logistic mang tính kết nối xuyên quốc gia. Nhưng Ukraine, nước từng là một phần của Liên bang Xô Viết, lại sử dụng khổ đường ray tương tự, điều này giúp Nga dễ dàng hơn trong hoạt động vận chuyển vũ khí, hậu cần bằng đường sắt trên chiến trường Donbass.
Là nước có diện tích lớn nhất thế giới, nhưng Nga chỉ có khoảng 1.450.800 km đường bộ. Thực tế này khiến nhiều thành phố nhỏ ở Nga không có đường vào với xe tải cỡ lớn. Mỹ, nước có diện tích nhỏ hơn 60% so với Nga, có mạng lưới đường bộ trải dài tới 6.720.00 km.
Theo: baotintuc.vn
https://baotintuc.vn/the-gioi/cong-nghe-tu-the-ky-19-giup-nga-gianh-uu-the-chien-truong-o-donbass-20220615125049632.htmTIN LIÊN QUAN
Sau khi phải vật lộn với nhiều thách thức về cung ứng hậu cần trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Moskva đã quay trở lại với phương pháp vận chuyển có từ thời Liên Xô – đó là phát huy tối đa vai trò của đường sắt.
15/06/2022
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.
12/06/2022
Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
12/06/2022
Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
09/06/2022
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022