Vietnews.ru
Tham khảo

Bài viết của Putin trên New York Times

13/09/2013 (Đọc 9 phút)

Xem thêm:

Những sự việc xảy ra gần đây xung quanh vấn đề Syria đã thôi thúc tôi phải lên tiếng trực tiếp tới những người dân và giới lãnh đạo Mỹ. Điều này cần phải được thực hiện giữa thời điểm thông tin giữa các xã hội của chúng ta không đủ.

Mối quan hệ giữa chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn. Chúng ta từng chống lại nhau trong suốt thời gian Chiến tranh Lạnh. Nhưng cũng từng có thời là đồng minh, hợp tác chống lại Đức Quốc xã. Và rồi một tổ chức có tính ảnh hưởng trên toàn cầu – Liên Hợp Quốc – sau đó đã được thành lập để ngăn chặn những tai hoạ như thế.

Những người sáng lập Liên Hợp Quốc hiểu rõ rằng những quyết định về chiến tranh và hòa bình cần phải đạt được sự nhất trí, và với sự đồng thuận của Mỹ, quyền phủ quyết của các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an đã được quy định rõ trong Hiến chương. Điều đúng đắn này chính là nền tảng cho sự ổn định trong mối quan hệ quốc tế suốt hàng thập kỷ qua.

Không ai muốn Liên hợp quốc chịu chung số phận với Hội Quốc liên. Hội Quốc liên đã sụp đổ bởi nó thiếu những cán cân quyền lực thực tế. Sự sụp đổ cũng có thể xảy ra với LHQ nếu những cường quốc phớt lờ tổ chức này, đơn phương tấn công quân sự mà không có sự cho phép của Hội đồng Bảo an.

Một cuộc tấn công từ phía Mỹ vào Syria, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều quốc gia, những quan chức chủ chốt và các thủ lĩnh tôn giáo, bao gồm cả giáo hoàng, sẽ đưa đến hậu quả cho các nạn nhân vô tội, làm xung đột leo thang và lan tràn, có thể vượt ra ngoài biên giới của Syria.

Một cuộc tấn công sẽ làm gia tăng bạo lực và tạo đà cho một làn sóng khủng bố mới. Nó có thể phá hoại những cố gắng, nỗ lực từ nhiều phía để giải quyết vấn đề nguyên tử ở Iran và xung đột của người Israeli – Palestine. Nó cũng sẽ gây mất cân bằng cho hệ thống trật tự và luật pháp quốc tế.

Cuộc chiến tranh ở Syria không phải để tìm kiếm nền dân chủ, mà đang có một cuộc chiến giữa chính phủ và phe đối lập xảy ra tại quốc gia đa tôn giáo này. Không có nhiều người vì dân chủ ở cuộc chiến Syria, nhưng lại có quá nhiều phần tử Qaeda và những thành phần cực đoan đều ra sức chống đối chính phủ. Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho rằng Al Nusra Front và Quốc gia Hồi giáo Iraq và Cận Đông, một thành phần của phe đối lập ở Syria, là những tổ chức khủng bố. Cuộc nội chiến được cung cấp vũ khí từ các thế lực bên ngoài này là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trên thế giới.

Những lính đánh thuê Arab chiến đấu tại đây, hàng trăm phiến quân đến từ các quốc gia phương Tây và có cả Nga, là một trong những mối lo ngại sâu sắc. Liệu bọn chúng sẽ không quay lại đất nước chúng ta với từng ấy kinh nghiệm có được từ cuộc chiến ở Syria? Thực tế là , sau khi chiến đấu ở Libya, quân khủng bố đã di chuyển tới Mali. Điều này chính là mối đe dọa đối với tất cả chúng ta.

Bài viết của Putin trên New York Times
Bài viết của Tổng thống Nga Putin trên NYT châm ngòi nhiều ý kiến trái chiều, cả phẫn nộ và đánh giá cao. Ảnh: Al Jazeera.

Ngay từ ban đầu, Nga đã luôn thể hiện thái độ ủng hộ đối với một cuộc đối thoại nhằm để cho người Syria lập ra một kế hoạch nhượng bộ lẫn nhau vì tương lai của chính họ. Chúng tôi không bảo vệ cho chính phủ Syria mà bảo vệ luật pháp quốc tế. Chúng ta cần sử dụng Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và tin tưởng rằng việc gìn giữ, bảo đảm luật pháp, thiết lập trật tự trong thời điểm phức tạp và hỗn loạn như hiện nay là một trong rất ít những cách để gìn giữ những mối quan hệ quốc tế tránh đi tới sự hỗn loạn. Luật là luật, và chúng ta cần phải tuân thủ luật dù thích hay không. Trong luật pháp quốc tế hiện hành, vũ lực chỉ được phép xảy ra khi đó là biện pháp tự vệ hoặc được hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc chấp thuận. Bất kỳ hình thức bạo lực nào khác đều không được chấp nhận trong hiến chương LHQ và sẽ bị coi là hành động gây hấn.

Không còn nghi ngờ gì về việc vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria. Nhưng tất cả những lý do đưa ra đều khiến chúng ta tin rằng vũ khí hóa học không phải do quân đội Syria sử dụng, mà đó là hành động của phe đối lập, dùng nó để kích động sự can thiệp của những thế lực bên ngoài vào Syria. Có những tin tức cho rằng đám phiến quân đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác - lần này là chống lại Israel – điều này không thể bị phớt lờ.

Có một điều đáng báo động, đó là hành động can thiệp quân sự vào xung đột nội bộ của những nước khác đang trở thành hành động quen thuộc của Mỹ. Đó liệu có phải là lợi ích lâu dài của Mỹ? Tôi nghi ngờ điều đó. Hàng triệu người trên thế giới đang ngày càng nhận thấy rằng Mỹ không phải là một hình mẫu cho một xã hội dân chủ mà chỉ đơn thuần ỷ vào sức mạnh, thiết lập các liên minh dựa trên nguyên tắc "không theo ta nghĩa là chống lại ta"

Vũ lực đã được chứng minh là vô hiệu và vô nghĩa. Afghanistan thì đang chao đảo, và không ai có thể nói trước điều gì sẽ xảy ra sau khi lực lượng quốc tế rút khỏi đây. Lybya thì bị chia ra thành nhiều bộ lạc và bè phái. Tại Iraq nội chiến vẫn tiếp tục với hàng chục người bị giết mỗi ngày. Ở Mỹ, nhiều người đang nhận ra những điểm chung giữa tình hình tại Iraq và Syria, và câu hỏi đặt ra là tại sao chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục lặp lại những sai lầm như vậy.

Bất kể là việc xác định mục tiêu rõ ràng đến thế nào, bất kể vũ khí đạt độ chính xác đến thế nào, thương vong đối với người vô tội là không thể tránh khỏi, trong đó có cả người già và trẻ em, những người mà về lý thuyết họ phải được bảo vệ.

Thế giới đang phản ứng lại nghich lý này bằng cách tự hỏi: nết ta không dựa vào luật pháp quốc tế được, ta phải tìm cách nào để tự bảo vệ? Như thế, số lượng các quốc gia muốn có vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ tăng lên. Logic của họ là: nếu bạn sở hữu bom, chả ai dám động tới bạn. Chúng ta sẽ không tiến lên được trong việc thảo luận về không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt một khi thực tế trên bị làm ngơ

Chúng ta phải dừng ngay việc sử dung vũ lực để trở lại với con đường ngoại giao và giải pháp chính trị.

Một cơ hội mới để tránh không phải sử dụng đến quân sự đã xuất hiện vài ngày trước. Mỹ, Nga và tất cả các thành viên trong cộng đồng quốc tế cần phải tận dụng việc chính phủ Syria bằng lòng giao nộp kho vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát của quốc tế và sau đó phá hủy chúng. Qua lời tuyên bố của tổng thống Obama, Mỹ xem đây là một giải pháp thay thế cho biện pháp quân sự.

Tôi hoan nghênh sự quan tâm của tổng thống Obama khi tiếp tục tham gia đàm phán cùng với Nga về vấn đề Syria. Chúng ta chắc chắn sẽ phải làm việc cùng nhau để đảm bảo những hy vọng này sẽ vẫn được duy trì, như chúng tôi đã đồng ý với nhau tại cuộc gặp của G8 ở Bắc Ireland hồi tháng 6 vừa rồi, và lái cuộc đàm phán trở lại với chiều hướng thương lượng.

Nếu chúng ta tránh được việc sử dụng vũ lực với Syria, điều này chắc chắn sẽ cải thiện bầu không khí trên trường quốc tế và tăng thêm sự tin tưởng lẫn nhau. Nó sẽ là thành công chung của tất cả chúng ta và mở ra cánh cửa hợp tác trên nhiều vấn đề quan trọng khác.

Mối quan hệ công việc và cá nhân của tôi với tổng thống Obama đánh dấu bởi lòng tin đang lớn dần. Tôi đánh giá cao điều này. Tôi đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng bài diễn văn của tổng thống hôm thứ ba. Và tôi không đồng ý với việc ông ấy về chủ nghĩa biệt lệ của Mỹ. Ông ấy nói rằng chính sách của Mỹ là "thứ khiến nước Mỹ khác biệt. Đó là điều khiến chúng ta biệt lệ". Sẽ rất nguy hiểm khi khuyến khích công chúng tự cho mình là biệt lệ, cho dù động cơ của việc đó là gì

Có nước lớn, nước nhỏ, có nước giàu nước nghèo, có nước có truyền thống dân chủ lâu dài, và có nước mới chỉ đang đi trên con đường hướng tới dân chủ. Chính sách của mỗi nước cũng sẽ khác nhau. Chúng ta đều khác nhau, nhưng khi mỗi chúng ta nhận ơn từ Tạo hóa, chúng ta không được phép quên rằng Tạo hóa đã sinh ra chúng ta bình đẳng.

Theo http://vnexpress.net/


Tags:



TIN LIÊN QUAN

77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…

Tham khảo,

10/05/2022

Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.

Tham khảo,

10/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022