Vietnews.ru
Tham khảo

Châu Âu bác bỏ “tối hậu thư”, vì sao Nga vẫn chưa đóng van khí đốt?

02/04/2022 (Đọc 7 phút)


Khí đốt của Nga vẫn chảy sang châu Âu, dù Moscow đã đưa ra hạn chót từ 1/4 bên mua khí đốt phải thanh toán bằng đồng ruble hoặc bị đóng băng hợp đồng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin Ngày 31/3 đưa ra “tối hậu thư” theo đó các nước “không thân thiện” sẽ phải mua khí đốt Nga bằng đồng ruble. Các đợt giao hàng từ ngày 1/4 phải được thanh toán bằng đồng ruble, nếu không Nga sẽ đóng băng hợp đồng.

Tuyên bố của ông Putin đã khiến nhiều nước châu Âu phát đi cảnh báo về nguy cơ bị cắt nguồn cung khí đốt. Đây được xem là động thái đáp trả mạnh nhất của Nga với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ảnh: Getty
Ảnh: Getty

Châu Âu bác bỏ “tối hậu thư”

Theo sắc lệnh được Tổng thống Putin ký ngày 31/3, người mua nước ngoài phải mở tài khoản cả bằng đồng ruble và ngoại tệ tại một ngân hàng do nhà nước Nga kiểm soát, thay vì giao dịch trực tiếp với tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga.

Quy định của Nga được cho là nhằm làm tăng nhu cầu đối với đồng ruble. Tiền tệ của Nga đã phục hồi trong những ngày gần đây sau khi rớt giá thảm hại kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây được công bố sau đó.

“Chính sách thanh toán mới đối với xuất khẩu khí đốt dường như là một yếu tố góp phần vào sự phục hồi mạnh mẽ của đồng tiền Nga trong những tuần gần đây”, các nhà phân tích của Eurasia Group đánh giá.

Tuy nhiên nhiều nước châu Âu từ chối thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.

Hầu hết các hợp đồng xuất khẩu khí đốt của Nga hiện được định giá bằng euro hoặc USD. Đức và Pháp ngày 31/3 ra thông báo khẳng định hai nước này cũng như nhiều nước châu Âu khác sẽ chỉ thanh toán các hợp đồng năng lượng đã ký với Nga bằng đồng euro, chứ không chấp nhận thanh toán bằng đồng ruble như yêu cầu từ phía Nga.

Ông Paolo Gentiloni, quan chức kinh tế hàng đầu của Liên minh châu Âu, cựu Thủ tướng Italy, ngày 1/4 nói rằng các hợp đồng hiện tại không bao gồm nghĩa vụ thanh toán bằng đồng ruble và chúng phải được tôn trọng. Điều đó có nghĩa là cơ chế hoán đổi euro sang ruble như Moscow đề xuất sẽ không hoạt động.

Châu Âu mua khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên từ Nga, được vận chuyển trên các đường ống qua Belarus, Ukraine và Ba Lan hoặc đường ống dưới Biển Baltic. Đức là khách hàng lớn nhất và ngành công nghiệp sản xuất khổng lồ của nước này sử dụng khí khí đốt cũng như điện năng từ khí đốt với khối lượng lớn.

Chính phủ Đức trong tuần này đã kích hoạt kế hoạch khẩn cấp về khí đốt do lo ngại thiếu nguồn cung, đồng thời kêu gọi người dân sử dụng càng ít càng tốt.

Nếu mất nguồn cung cấp đáng kể từ Nga, nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể sẽ rơi vào suy thoái, thậm chí tác động có thể ảnh hưởng tới cả khu vực rộng lớn hơn. Giá khí đốt tăng cao đang khiến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng không có lãi và ảnh hưởng không nhỏ đến “túi tiền” các hộ gia đình. Dữ liệu khảo sát được công bố ngày 1/4 cho thấy hoạt động sản xuất của Đức đang ở mức thấp nhất trong 18 tháng. Bức tranh ở những nơi khác của châu Âu cũng ảm đạm không kém so với Đức.

Vì sao Nga chưa đóng van khí đốt?

Mặc dù nguy cơ nguồn cung châu Âu bị gián đoạn ngày càng gia tăng, nhưng theo Reuters, trong ngày 1/4, khí đốt của Nga vẫn chảy về phía Tây trên 2 trong 3 đường ống chính.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng nói rằng, Nga sẽ chưa dừng cung cấp khí đốt sang châu Âu ngay lập tức. Các khoản thanh toán cho khí đốt được giao từ 1/4 sẽ đến hạn vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5, đó là lý do tại sao Nga chưa ngay lập tức đóng van đường ống dẫn khí đốt đến châu Âu.

“Tôi đã nhận được nhiều câu hỏi về việc nếu không có xác nhận thanh toán bằng đồng ruble, khí đốt có bị ngắt từ ngày 1/4 hay không? Không. Sắc lệnh  không quy định như vậy”, ông Peskov nói với các phóng viên.

Gazprom sẽ làm việc với khách hàng để thực hiện các quy tắc mới. Ông Peskov cũng cho biết thêm, quy định về việc thanh toán bằng đồng ruble có thể bị đảo ngược.

“Hoàn toàn có thể. Nếu các điều kiện khác xuất hiện”, người phát ngôn Điện Kremlin nói.

Các nhà phân tích cho rằng, việc Moscow công khai đe dọa đóng van khí đốt có thể phản tác dụng và khiến châu Âu thêm quyết tâm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. GDP của Nga có thể giảm khoảng 20% trong năm nay và Moscow cũng không thể dễ dàng bán khí đốt tự nhiên cho các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc, vì chưa có đủ cơ sở hạ tầng đường ống.

Các quan chức EU đã đặt mục tiêu cắt giảm 66% việc sử dụng khí đốt của Nga trong năm 2022. Đức đang xây dựng các bến cảng để nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Mỹ và nhiều nước châu Âu đang đẩy nhanh các dự án năng lượng tái tạo.

Dù vậy, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Ibrahim Kalin nói rằng châu Âu sẽ còn phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong 10 năm tới.

Trong khi đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng nói rằng, có nhiều nước không thể thay thế khí đốt từ Nga bằng nguồn khí hóa lỏng đắt đỏ từ Mỹ.

Phát biểu với đài phát thanh Kossuth, ông Orban nói rằng, khí đốt của Nga là lựa chọn duy nhất của Hungarry bởi Hungary nằm sâu trong đất liền và không thể nhận trực tiếp khí đốt hóa lỏng từ Mỹ.

“Vấn đề không phải là mặc thêm chiếc áo len lúc nửa đêm hoặc trả thêm tiền để mua khí đốt, vấn đề nằm ở thực tế nếu không có khí đốt từ Nga, Hungary sẽ không có năng lượng”, ông Orban nói./.

Hoàng Phạm/VOV.VN (Theo CNN, RT, Sputnik)


Tags: Châu Âu bác bỏ “tối hậu thư”, vì sao Nga vẫn chưa đóng van khí đốt?
#khí đốt #đồng rúp #Nga-EU


TIN LIÊN QUAN

Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.

Tham khảo,

23/04/2022

Hiện tại, Nga vẫn đang thu về khoảng 1 tỷ Euro mỗi ngày từ việc bán năng lượng cho EU.

Tham khảo,

19/04/2022

Theo trang giám sát hàng không FlightRadar, chiếc máy bay do Matxcơva cử đến đón các nhà ngoại giao Nga bị trục xuất tại Tây Ban Nha và Hy Lạp đã buộc phải bay vòng hơn 15.000km vì lệnh cấm bay của Liên minh châu Âu (EU).

Tham khảo,

19/04/2022

Những số liệu ước tính nêu trên có phần trái ngược với những đòn trừng phạt "khủng" mà phương Tây áp đặt hồi tháng trước.

Tham khảo,

17/04/2022

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Ukraine sụt giảm gần một nửa do chiến sự, trong khi các lệnh trừng phạt có thể đẩy Nga vào "suy thoái sâu".

Các công ty năng lượng châu Âu đang tìm cách duy trì nguồn dầu thô của Nga trong khu vực. Một trong những giải pháp đó là “dầu trộn Latvia”.

Tham khảo,

14/04/2022

Khi lỡ hạn thanh toán, một quốc gia sẽ bị coi là vỡ nợ, phải tìm cách tái cấu trúc và thắt lưng buộc bụng để nhanh chóng thoát nợ.

Tham khảo,

13/04/2022

Đây là nhận định của người đứng đầu OPEC khi được hỏi về nguy cơ các nước phương Tây cố gắng loại Nga khỏi thị trường năng lượng thế giới.

Tham khảo,

12/04/2022

Máy bay riêng của giới nhà giàu Nga đổ xô đến Dubai để tránh bị tịch thu, nhưng đến đây rồi cũng không thể rời đi.

Tham khảo,

10/04/2022

Các gói trừng phạt của phương Tây nhắm đến các ngân hàng Nga đang cản trở hoạt động kinh doanh của quốc gia này. Song, những nỗ lực đó vẫn gặp hạn chế vì sự phụ thuộc của châu Âu đối với dầu khí của Nga.

Tham khảo,

10/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022