Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga nhằm mục đích gì?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước đến Nga từ ngày 22-24/3. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tập Cận Bình kể từ sau khi ông nắm giữ các vị trí lãnh đạo cao nhất trong Đảng, quân đội và nhà nước Trung Quốc.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, đây là chuyến thăm nhằm đi sâu thúc đẩy quan hệ Trung-Nga phát triển trên mọi phương diện.
Cụ thể, hai bên sẽ ra tuyên bố chung, xác định phương hướng cũng như các lĩnh vực hợp tác trọng yếu giữa hai nước trong thời gian tới, "bày tỏ lập trường" về một loạt các vấn đề nóng của khu vực và quốc tế. Hai bên cũng sẽ phê duyệt phương án thực thi Hiệp ước láng giềng hữu nghị giai đoạn 2013-2016, ký kết hàng loạt văn kiện hợp tác ở cấp độ chính phủ, các bộ ngành và doanh nghiệp, liên quan đến các lĩnh vực kinh tế thương mại, năng lượng, đầu tư, bảo vệ môi trường..
Gắn kết chính trị và chiến lược
Việc ông Tập Cận Bình chọn Nga là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của mình cho thấy Trung Quốc coi trọng quan hệ với Nga và coi Nga là đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của mình. Trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến thăm, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, chuyến thăm thể hiện trình độ cao và tính đặc biệt của Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung-Nga.
Tổng thống Nga V. Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) (ảnh: CPC people)
Tăng cường hơn nữa tin tưởng và gắn kết về chính trị và chiến lược, cũng như biến mối quan hệ tốt đẹp về chính trị hiện nay thành những thành quả hợp tác thiết thực là điều mà Bắc Kinh mong muốn đạt được trong chuyến thăm Nga lần này của ông Tập Cận Bình, đặc biệt khi phía Trung Quốc cho rằng, quan hệ Trung Nga đã bước vào giai đoạn mới khi mà bên này trở thành đối tác cung cấp cơ hội phát triển quan trọng cho bên kia, khi mà hai bên đều là những đối tác, hợp tác ưu tiên chính của nhau.
Nga và Trung Quốc có lập trường khá tương đồng trong nhiều vấn đề quốc tế như vấn đề Syria, Iran, vấn đề hạt nhân Triều Tiên...
Trong bối cảnh tiềm lực tổng hợp của Trung Quốc không ngừng được nâng cao, phạm vi lợi ích ngày càng mở rộng, thì việc Trung Quốc tìm cách tham gia nhiều hơn vào công việc thế giới với mục đích cuối cùng là bảo vệ lợi ích của mình, là điều dễ hiểu.
Nga là lựa chọn số một của Trung Quốc trong tiến trình này. Chính ông Tập Cận Bình cũng đã khẳng định điều này khi đề cập đến nhiệm vụ mà 2 nước cần làm trong thời gian tới.
Các nhiệm vụ này gồm củng cố niềm tin chiến lược và chính trị giữa hai bên, tăng cường ủng hộ nhau trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi, tăng cường phối hợp mật thiết trong các vấn đề quốc tế và khu vực, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản tôn chỉ hiến chương Liên Hợp Quốc.
Cùng thu lợi lớn từ kinh tế
Tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong buổi gặp mặt báo chí hôm 17/3 đã ca ngợi mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa Trung Quốc và Nga là ‘không có gì là không thể đàm phán được’ và cho rằng, vấn đề hiện nay là cần tập chung vào các dự án hợp tác thiết thực.
Giá trị thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã tăng 14 lần trong 20 năm vừa qua, lên mức gần 90 tỷ USD năm 2012. Hai bên đề ra mục tiêu sẽ đưa con số này đạt 100 tỷ USD vào năm 2015.
Trung Quốc hiện đang xây dựng tuyến đường nhập khẩu năng lượng chiến lược hướng Đông Bắc, trong đó Nga là nhà cung cấp chính.
Tuyến đường vận tải dầu khí Trung Nga phải mất 14 năm đàm phán mới có kết quả sau khi hai bên đạt được hiệp định đổi vốn vay lấy dầu mỏ được ký kết vào năm 2009. Và hiện nay, mỗi năm, Công ty dầu khí Trung Quốc nhập khẩu hơn 15 triệu tấn dầu thô qua tuyến đường này. Nhiều khả năng Nga và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn dầu mới và Nga tăng lượng xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc trong thời gian ông Tập Cận Bình ở thăm Nga.
Ngoài lĩnh vực năng lượng, dự kiến hai bên sẽ ký các dự án hợp tác lớn khác như chế tạo máy bay trực thăng, máy bay dân dụng, hợp tác trong lĩnh vực hàng không vũ trụ…/.
TIN LIÊN QUAN
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022