Đại tá Việt Nam nói về lời cảnh báo: "Chớ có động đến...
Cuộc duyệt binh lớn với những trang bị vũ khí hiện đại gửi đến các nước phương Tây - đặc biệt là NATO đang lăm le áp sát biên giới nước Nga một sự “răn đe”.
0 giờ 43 phút ngày 9 tháng 5, thống chế Wilhelm Keitel thay mặt Nhà nước Đức quốc xã ký vào Định ước xác nhận đầu hàng không điều kiện trước Liên Xô và các nước Đồng minh.
Ngày 9 tháng 5 được gọi là Ngày Chiến thắng (tiếng Nga: День Победы, chuyển tự La Tinh: Den Pobedy) và được coi là Quốc lễ của Liên Xô cũng như nhiều nước khác.
Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại, song ngày 9 tháng 5 vẫn được Nga và các nước trong cộng đồng SNG coi là Quốc lễ.
Sở dĩ Ngày Chiến thắng được đánh giá cao và tổ chức trọng thể là bởi vì nó đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nước Đức Quốc xã, đồng thời là sự sụp đổ của học thuyết phát- xít- thứ học thuyết phản động nhất được xây dựng nhằm nô dịch các dân tộc khác.
Nó đánh dấu thắng lợi của chính nghĩa trước phi nghĩa; đồng thời nó cũng ghi nhận những hy sinh vô cùng to lớn của nhân dân và Hồng quân Liên Xô cùng các dân tộc khác trên toàn thế giới để chặn đứng làn sóng bạo tàn của Chủ nghĩa phát xít.
Nguyễn khắc nguyệt Đại tá Nguyên Trưởng ban KH-CN-MT Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp
Trước đó, nhiều người đã nghĩ đến chuyện trong điều kiện nền kinh tế đang trải qua những thời điểm khó khăn, đồng rúp mất giá nghiêm trọng... nước Nga có thể sẽ tiết giảm chi tiêu và sẽ không kỷ niệm lớn nữa.
Thế nhưng, có thể thấy Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng năm 2015 này không hề kém cạnh những năm trước mà còn hoành tráng nhất từ trước đến nay. Dễ dàng nhận thấy động thái này của lãnh đạo nước Nga nhắm đến nhiều mục đích.
Vì vậy, việc rất cần thiết là phải khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộc. Sức mạnh đó sẽ giúp cho nước Nga vượt qua được giai đoạn khó khăn này và chiến thắng mọi thế lực muốn họ phải cúi đầu.
Nước Nga đã và đang trở thành một cường quốc hàng đầu trên thị trường xuất khẩu vũ khí. Một mũi tên nhằm nhiều đích nên dẫu có tốn kém cũng đáng làm.
Siêu tăng Armata (T-14) lần đầu tiên xuất hiện
Trong số các vũ xuất hiện trong cuộc duyệt binh lần này có nhiều loại mới xuất hiện lần đầu như pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV, tổ hợp chống tăng tự hành Kornet-D, xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25, xe bọc thép chở quân BTR-Boomerang v.v...
Tuy nhiên, tất cả mọi sự chú ý dường như đổ dồn vào loại xe tăng Armata T-14 với những tính năng tuyệt hảo. Báo chí thế giới cũng giành cho loại tăng này những mỹ từ rất gợi như: “siêu tăng”, “vô đối”...
Thực hư thế nào còn phải chờ thời gian kiểm chứng song qua những gì đã được tiết lộ cũng có thể nhận thấy sự tiến bộ mang tính đột phá của công nghệ sản xuất xe tăng của Nga.
Ngoài cải tiến về thân xe, thiết bị động lực, truyền động, vũ khí và hệ thống bảo vệ kết hợp cả chủ động với bị động nhằm vô hiệu hóa mọi vũ khí chống tăng thì điểm nổi bật ở xe tăng này là trình độ tự động hóa ở mức cao nhất thế giới trong hệ thống điều khiển hỏa lực.
Với các dòng xe tăng từ trước đến nay, tháp pháo luôn là khoang chiến đấu của trưởng xe, pháo thủ và nạp đạn (đối với xe chưa có hệ thống nạp đạn tự động).
Còn đối với Amarta thì tháp pháo hoàn toàn không có người, nó chỉ là cái giá để lắp các loại vũ khí cũng như các thiết bị khác lên đó và được điều khiển từ xa.
Kíp xe được tối giản, chỉ còn 2 người ngồi trong một khoang riêng, được bảo vệ đặc biệt ngay trước đầu xe.
Trong đó, một người chịu trách nhiệm vận hành xe, còn một người điều khiển các loại vũ khí thông qua hệ thống máy tính tối tân với đầu vào là đầy đủ các dữ liệu về mục tiêu, khoảng cách, điều kiện khí tượng...
Vũ khí bao gồm một pháo nòng trơn 125mm có thể bắn nhiều loại đạn, kể cả tên lửa chống tăng có điều khiển, một pháo tự động 30 mm có thể bắn hạ hầu hết các phương tiện bay trong bán kính vài km, một khẩu đại liên 12 ly 7 có thể bắn hạ tên lửa chống tăng.
Văn phòng Nghiên cứu quân sự nước ngoài Mỹ (FSMO) cho rằng Armata có thể được coi như "một đạo quân nhỏ".
Với hệ thống bảo vệ thông minh, chiếc xe tăng có thể tự vệ trước gần như mọi thứ. Ngay cả những chiếc trực thăng vũ trang Apache hiện đại nhất cũng không thể chắc chắn tiêu diệt được nó.
Có những luồng dư luận khác nhau về Lễ Duyệt binh, song hầu hết đều công nhận tác động không nhỏ của nó, đặc biệt trong thời điểm khó khăn này.
Lòng tự tôn dân tộc được khơi dậy đúng nơi, đúng lúc sẽ là một sức mạnh vô địch, có thể chiến thắng bất kỳ kẻ thù nào.
Theo
TIN LIÊN QUAN
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022