Dòng tiền Nga chảy ngược sang phương Tây
Cuộc khủng hoảng kinh tế và bất ổn địa chính trị tại Nga từ năm 2014 đã làm thay đổi thói quen đầu tư tiền bạc của người dân xứ bạch dương. Nhiều người đã buộc phải ưu tiên duy trì cân bằng tài khoản ngân hàng, thay vì tìm cách nhân nó lên gấp nhiều lần.
Ông Evgeny Volkov, phụ trách mảng chứng khoán tại ngân hàng Rosevrobank (Nga) cho biết, đầu tư cho các tài sản ở nước ngoài, tranh thủ tỷ giá hối đoái có lợi, và mua các trái phiếu cao cấp đang được ưa chuộng. Ngày nay, mục tiêu then chốt của nhiều nhà đầu tư là duy trì đồng vốn mà họ sở hữu và tập trung cho các chiến lược bảo thủ.
![]() |
Một cửa hàng của Holland & Barrett, tập đoàn được tỷ phú Fridman mua lại |
Theo nghiên cứu gần đây của ngân hàng Julius Baer (Thuỵ Sĩ), trung bình các tỷ phú Nga tiếp tục đầu tư phần lớn vốn (chiếm 36%) vào kinh doanh cá nhân. Thời buổi khủng hoảng, kinh doanh trong các lĩnh vực như sản xuất thực phẩm, dược phẩm có thể đảm bảo dòng lợi nhuận ổn định.
Đây có thể là lý do tại sao người giàu số 7 tại Nga, Mikhail Fridman, năm ngoái đã ký hợp đồng mua tập đoàn thực phẩm dinh dưỡng lớn nhất châu Âu. Ông Friedman chi 2,2 tỷ USD mua công ty Holland&Barret của Anh, vốn sở hữu hơn 1.150 cửa hàng tại 11 quốc gia.
Bên cạnh đó, đầu tư vào bất động sản nước ngoài, đặc biệt ở châu Âu, là một lựa chọn phổ biến trong giới triệu phú Nga.
“Mua bất động sản vẫn phổ biến bởi đây là loại đầu tư bảo thủ”, ông Volkov giải thích. “Tây Ban Nha nằm trong số những quốc gia hấp dẫn nhất, bởi chỉ cần một khoản đầu tư 500.000 euro là có thể có được quyền cư trú”.
Trên thực tế thì trong vài thập kỷ qua, các nhà đầu tư Nga đã ồ ạt đổ vào thị trường bất động sản cao cấp Tây Ban Nha. Theo tờ Deutsche Welle, số nhà đầu tư Nga tại Tây Ban Nha tăng trưởng với tốc độ từ 5-10% mỗi năm.
Trước đây, người Nga chỉ đến đây vào dịp nghỉ lễ, còn nay thì họ mua doanh nghiệp và bất động sản hạng sang.
Trên đây là những minh chứng cho thấy giới nhà giàu Nga đang tìm cách đa dạng hóa chuyện làm ăn bên ngoài nước Nga. Tài sản của giới này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi căng thẳng giữa Nga với phương Tây.
Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Nga, dòng vốn tư nhân chảy khỏi nước này trong năm 2017 là 31,3 tỷ USD, tăng so với mức 19,8 tỷ USD trong năm 2016.
Theo Baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Kể từ khi nổ ra cuộc xung đột quân sự tại Ukraine, các nước láng giềng phương Bắc của Nga như Phần Lan và Thụy Điển đã có những bước chuyển rõ rệt về chính sách sau nhiều năm duy trì đường lối trung lập. Sức ép trong nội bộ đòi các nước này phải nhanh chóng gia nhập NATO để đổi lấy đảm bảo an ninh tăng lên rõ rệt...
14/05/2022
Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.
11/05/2022
77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…
10/05/2022
Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.
10/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022