Mỹ muốn mua Greenland, phá chiến lược Bắc Cực Nga-Trung
Tờ báo Mỹ Wall Street Journal ngày 15/8 đã đăng tải thông tin cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng không ngần ngại bày tỏ việc nước Mỹ sẽ mua lại hòn đảo băng Greenland của Đan Mạch.
Mỹ muốn mua lại hòn đảo Greenland của Đan Mạch. Ảnh: Economist
Hai nguồn tin thân cận nói với tờ báo này cho biết, Tổng thống Trump đã đề cập tới vụ mua bán hòn đảo này trong cuộc họp bữa tối, yêu cầu các trợ lý nghiêm túc xem xét về khả năng và lợi thế của việc sở hữu Greenland.
Ông Donald Trump cũng yêu cầu cố vấn của Nhà Trắng nghiên cứu vấn đề này.
Theo tờ báo Mỹ, các trợ lý của Tổng thống bày tỏ cả kỳ vọng và do dự trước mối quan tâm vẫn chưa rõ ràng về ý tưởng của ông Donald Trump.Họ cũng đặt câu hỏi về tiềm năng nghiên cứu và quân sự của Greenland.
Tờ báo bổ sung, việc mua Greenland có thể sẽ trở thành một di sản tiềm năng của ông Donald Trump, tương tự như việc mua Alaska của Tổng thống Dwight Eisenhower.
Cũng có thể kế hoạch này sẽ không thành vì nó nghe như là một sở thích nhất thời của Tổng thống Mỹ.
Thực tế, các đời Tổng thống Mỹ trước từng tham vọng sở hữu Greenland nhưng không thành. Cố Tổng thống Mỹ Harry Truman được cho là đã cố gắng theo đuổi việc mua bán đảo Greenland hồi năm 1946 và đã né tránh nhiều câu hỏi truyền thông đề cập trực tiếp đến vấn đề này.
Hòn đảo Greenland thuộc sở hữu của Đan Mạch, có tầm quan trọng chiến lược đối với quân đội Mỹ. Chính phủ Đan Mạch tuy từ chối nhượng Greenland cho Mỹ, nhưng cảm thấy cần phải tỏ ra sòng phẳng đáp trả công lao của người Mỹ đã giúp Đan Mạch phá hủy các trạm khí tượng của quân phát xít Đức đặt tại đảo băng này thời Thế chiến. Căn cứ không quân Thule là một minh chứng cho điều này. Căn cứ này nằm trên vòng cực Bắc khoảng 1.200 km và được xây dựng trong năm 1951.
Năm 2017, căn cứ Thule đã chi thêm 40.000 USD cho hệ thống radar của mình, một phần là do mối quan ngại về mối đe dọa hạt nhân Nga.
Hệ thống radar và trạm thông tin ở Thule tạo thành hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo sớm có phạm vi hàng chục ngàn km và có thể cảnh báo về tên lửa liên lục địa.
Căn cứ không quân Thule được cho là không thể thiếu đối với quốc phòng của Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh nước Mỹ muốn tìm lại vị trí của mình tại Bắc Cực trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Nga và Trung Quốc.
Khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm đồng minh NATO của Mỹ - Iceland vào ngày 15/2 năm nay, ông đã thảo luận về mức độ hiện diện gia tăng của Nga tại Bắc Cực. Điều này dường như cho thấy thời kỳ nước Mỹ bắt đầu thay đổi chính sách Bắc Cực.
Nga đã thiết lập lại quân sự và đặt các trụ sở mới tại Bắc Cực. Cùng với sự hiện diện quân sự, Nga đóng vai trò đứng đầu trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực. Moscow có kế hoạch 5 năm cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phát triển tài nguyên.
Trong khi đó, Trung Quốc phát triển chính sách Bắc Cực, nhấn mạnh tham vọng phối hợp với tất cả các bên xây dựng dự án "Con đường tơ lụa" thông qua phát triển tuyến đường thủy Bắc Cực. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho các tuyến đường và thúc đẩy mở các tuyến thử nghiệm cho mục đích thương mại.
Các đầu tư của Trung Quốc trong ngành công nghiệp năng lượng và mỏ diễn ra tại Iceland, Greenland, Nga và xa hơn nữa. Điều này đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy nghiên cứu ở cả Bắc Cực và Nam Cực đồng thời duy trì chương trình nghiên cứu tại khu vực này.
Trung Quốc không chỉ tham vọng tài nguyên ở Greenland mà còn muốn cạnh tranh với Mỹ trong việc ảnh hưởng quân sự tại đây.
Đáng chú ý, Greenland cũng là một trong những chú ý của Trung Quốc tại Bắc Cực.
Greenland là nơi mà sự hiện diện quân sự của Mỹ ở căn cứ không quân Thule đang là đối trọng với việc Trung Quốc tham gia vào ngành khai thác mỏ ở hòn đảo này. Một nhà quan sát ở Đan Mạch cho biết, lợi ích chính của Trung Quốc ở Greenland không hoàn toàn vì các nguồn tài nguyên ở Bắc Cực, mà là sự cạnh tranh với Mỹ.
Hồi năm 2003, Ủy ban Quyền tự trị Greenland từng công bố một báo cáo nói rằng “Mỹ sẽ luôn luôn quan tâm việc không có cường quốc nào khác muốn khẳng định lợi ích ở Greenland”.
Đến năm 2015, Cơ quan tình báo Đan Mạch ra một báo cáo khác đề cập rằng: “Việc Trung Quốc quan tâm đến đầu tư vào các khu mỏ chiến lược của Greenland có thể đặt ra những nguy cơ đối với vùng lãnh thổ này của Đan Mạch”.
Do Greenland không có quân đội và phải dựa vào sự bảo vệ từ nước bên ngoài, nên việc xem xét phát triển kinh tế không thể tách rời những diễn biến chính trị ở Bắc Cực.
Bởi vậy, Greenland sẽ đối mặt với thách thức phải cân bằng nhu cầu về đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc, và sự phụ thuộc an ninh quốc phòng vào phương Tây, mà cụ thể là Mỹ.
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN
Kể từ khi nổ ra cuộc xung đột quân sự tại Ukraine, các nước láng giềng phương Bắc của Nga như Phần Lan và Thụy Điển đã có những bước chuyển rõ rệt về chính sách sau nhiều năm duy trì đường lối trung lập. Sức ép trong nội bộ đòi các nước này phải nhanh chóng gia nhập NATO để đổi lấy đảm bảo an ninh tăng lên rõ rệt...
14/05/2022
Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.
11/05/2022
77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…
10/05/2022
Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.
10/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022