Mỹ quyết vây Nga bằng vũ khí hạt nhân?
Sau khi công khai kế hoạch triển khai tên lửa đạn đạo tại châu Âu, Mỹ tiếp tục khiến Nga bất an khi công khai kế hoạch triển khai loạt kho quân sự tại Ba Lan.
Trang Sputnik ngày 14/6, dẫn lới Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết, nước này đang đàm phán với Mỹ về khả năng cho phép Mỹ đặt nhiều nhà kho quân sự tại nước này.
Theo nguồn tin này, Bộ trưởng Quốc phòng Tomasz Siemoniak đã nhận được cam kết trong chuyến thăm Washington hồi tháng 5/2015 rằng, quyết định về việc triển khai các kho quân nhu và thiết bị quân sự tại Ba Lan sẽ sớm được phía Mỹ đưa ra.
Ông Siemoniak phát biểu trước truyền thông: "Chúng tôi đang thảo luận về triển vọng này với phía Mỹ. Chủ đề này đã được đưa ra thảo luận trong cuộc gặp gần đây của tôi với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tại Washington".
Bom hạt nhân B61 của Mỹ.
Người đứng đầu Quân đội Ba Lan khẳng định rằng động thái trên sẽ tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Ba Lan và khu vực: “Từ lâu, chúng tôi đã muốn có sự hiện diện quân sự tối đa của quân đội Mỹ tại Ba Lan nói riêng và toàn bộ sườn phía đông của NATO nói chung".
Theo vị bộ trưởng này, Mỹ đang tính toán một gói biện pháp tổng thể, trong đó có việc triển khai vũ khí hạng nặng tại Ba Lan và các quốc gia khác, như đã làm tại châu Âu, để hỗ trợ việc triển khai binh lính tới khu vực này và sẽ sớm có quyết định về việc đặt các nhà kho quân sự tại Ba Lan.
Theo nhận định của Sputnik, nguyên nhân khiến Mỹ và Ba Lan thảo luận về kế hoạch đồng ý cho Washington triển khai các kho vũ khí tại Ba Lan bởi vì trong hầu hết các đồng minh tại châu Âu, hiện chỉ còn Ba Lan là chưa có sự hiện diện của kho vũ khí chiến lược của Mỹ.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), hiện nay vũ khí hạt nhân chiến thuật được Mỹ triển khai tại Bỉ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Hà Lan.
SIPRI dẫn nguồn từ các Trung tâm Kiểm soát vũ khí và nhóm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân ước tính, hiện có khoảng 500 đầu đạn hạt nhân đang được triển khai tại các nước đó. Tuy nhiên, toàn bộ thông tin về số vũ khí này luôn được Mỹ giữ kín.
Tuy nhiên, theo tờ Daily Telegraph (Anh) hồi giữa năm 2013, Thủ tướng Hà Lan Ruud Lubbers cho biết, hiện có khoảng 22 quả bom hạt nhân B61 của Mỹ được lưu trữ tại Hà Lan.
Theo ông, các kho dự trữ hạt nhân này nằm ở tầng hầng cốt thép trong căn cứ không quân Volkel, tỉnh Brabant. Đây là loại bom hạt nhân Mỹ nghiên cứu chế tạo vào những năm 1960.
Trong khi đó, Đài truyền hình NOS Hà Lan dẫn lời một phát ngôn viên của Không quân Hoàng gia Hà Lan cho biết, những thông tin về vũ khí hạt nhân của Mỹ triển khai tại Hà Lan chưa từng được đề cập tới trước đó.
Theo http://baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022