Nga ám chỉ nước ngoài gây ra hàng loạt vụ phóng hỏng tàu vũ
Tàu thám hiểm sao Hoả của Nga đã gặp trục trặc ngay sau khi được phóng đi vào ngày 9/11 vừa qua.
Người đứng đầu cơ quan không gian Nga Roskosmos, ông Vladimir Popovkin, cho biết trên nhật báo Izvestia rằng ông không thể hiểu tại sao rất nhiều vụ phóng bị trệch hướng đúng vào lúc tàu vũ trụ đang đi qua khu vực không nằm trong tầm theo dõi của radar Nga.
“Không hiểu sao những thất bại của chúng tôi lại thường xảy ra khi các tàu không gian đi qua mặt “tối” của trái đất đối với Nga, những khu vực chúng tôi không nhìn thấy tàu và không nhận được các chỉ số đo từ xa”, ông cho hay.
“Tôi không đổ lỗi cho ai, nhưng hiện nay có một vài biện pháp đối phó rất mạnh, có thể dùng để chống lại các tàu vũ trụ, mà chúng tôi không phải là ngoại lệ”, ông Popovkin cho hay.
Một trong những thất bại nặng nề nhất của Nga là vụ phóng tàu thám hiểm sao Hoả hồi tháng 11. Tàu Phobos-Grunt đã bị mắc kẹt trong quỹ đạo thấp của trái đất và các mảnh vỡ của nó dự kiến sẽ rơi trở lại trái đất vào chủ nhật này.
Ông Popovkin cho biết “không rõ” vì sao động cơ đẩy của con tàu 13,5 tấn lại không hoạt động theo đúng lập trình.
Song ông cũng thừa nhận sứ mệnh thám hiểm sao Hoả có độ rủi ro cao bởi dự án này có tiền tài trợ eo hẹp, với thiết kế gốc từ thời Liên Xô cũ.
Ông Popovkin được chỉ định là người đứng đầu cơ quan không gian Nga hồi tháng 4 năm ngoái, khi người tiền nhiệm bị sa thải sau vụ mất 3 vệ tinh định vị được cho là một nỗi “tủi hổ” đối với Nga.
Nhưng vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn dưới sự lãnh đạo của người mới, khi Nga mất thêm nhiều vệ tinh nữa và phải chứng kiến tàu chở hàng Progress lần đầu tiên gặp trục trặc trong sứ mệnh tới Trạm vũ trụ quốc tế.
Thất bại của sứ mệnh sao Hoả được tiếp nối bằng vụ mất vệ tinh viễn thông Meridian hồi tháng trước. Các mảnh vỡ của vệ tinh đã đâm xuống khu vực Novosibirsk ở trung tâm Siberia và rơi xuống một ngôi nhà trên tuyến phố Cosmonaut (Du hành gia).
Rất may không có ai bị thương khi mảnh vỡ 50cm để lại một lỗ hổng trên mái nhà.
TIN LIÊN QUAN
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.
12/06/2022
Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
12/06/2022
Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
09/06/2022
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022