Nga hiện thực hóa giấc mộng Đại Á - Âu
Theo một bài viết trên trang Asia Times, vai trò của Nga sẽ là cân bằng các quyền lực bá quyền với tư cách là nhà bảo đảm cho một liên minh mới của các quốc gia không liên kết.
Giáo sư Serge Karaganov – được biết đến trong giới chuyên gia đối ngoại với cái tên "Kissinger của Nga" - đang là trưởng khoa Kinh tế thế giới và các vấn đề quốc tế tại trường HSE ở Moscow đã chia sẻ tầm nhìn của ông về chiến lược Đại Á – Âu, điều phần nào khác biệt so với các phân tích dự đoán từ NATO.
Karaganov nhận thấy rằng mối quan hệ Nga – Liên minh châu Âu EU đang trên đường bình thường hóa. Đây là điều đã được thảo luận tại các hành lang Brussels trong nhiều tháng nay trong bối cảnh chương trình nghị sự của chính quyền Mỹ hay của ông Trump ngày càng không rõ ràng. Mức độ bực tức với những điều khôi hài của đội ngũ ông Trump là chưa từng có.
Tuy nhiên, như Karaganov chỉ ra: "Các nền dân chủ phương Tây không biết cách tồn tại mà không có kẻ thù" và đó là điều dễ hiểu khi Tổng Thư ký NATO Stoltenberg thường nói về mối đe dọa Nga.
Và trong khi giao dịch của Nga với châu Á hiện nay tương đương với thương mại với EU, một mối đe dọa mới đã xuất hiện ở châu Âu: Trung Quốc.
Một Liên minh Nghị viện về Trung Quốc vừa được ra đời vào tuần trước – với vai trò là một nền tảng mới, tập hợp các đại diện từ Nhật Bản, Canada, Australia, Đức, Anh, Na Uy và Thụy Điển cũng như các thành viên của Nghị viện châu Âu.
Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành "mối đe dọa" đối với các giá trị phương Tây. Và sự lo nghĩ về mối đe dọa kép Nga – Trung có thể là để minh họa cho ván cờ căng thẳng giữa 2 sức mạnh NATO và hội nhập Á – Âu.
Một cường quốc châu Á
Karaganov đi sâu vào mối quan hệ đối tác chiến lược quan trọng giữa Nga và Trung Quốc, giải thích thành một công thức dễ hiểu hơn: Bắc Kinh tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ từ sức mạnh chiến lược của Nga, để đối trọng với Mỹ trong khi Moscow có thể tin tưởng vào sức mạnh kinh tế của Trung Quốc.
Ông gợi nhắc lại một thực tế quan trọng rằng khi sức ép của phương Tây đối với Nga lên đến đỉnh điểm, sau cuộc trưng cầu dân ý Maidan và Crimea, thì "Bắc Kinh đã đề nghị cung cấp cho Moscow khoản tiền gần như là không giới hạn, nhưng Nga đã quyết định tự mình đảm đương tình hình".
Một trong những khía cạnh rõ nét hơn là Nga - Trung đã từ bỏ sự cạnh tranh của họ ở Trung Á, theo đánh giá trực quan của cây viết Pepe Escobar cho trang Asia Times.
Điều đó không có nghĩa là cạnh tranh đã không còn. Pepe Escobar đã trò chuyện với nhiều nhà phân tích Nga để thấy rằng sự lo ngại về sức mạnh gia tăng của Trung Quốc ở đây vẫn còn nhưng điểm mấu chốt, đối với một chuyên gia về chính trị đầy tính hiện thực như Karaganov, thì trục "xoay sang phía Đông" và sự gắn kết chiến lược với Trung Quốc hỗ trợ cho Nga trong Bàn cờ lớn Đại Á - Âu.
Karaganov hoàn toàn hiểu DNA của Nga là một cường quốc châu Á, sau khi ông cân nhắc mọi thứ, từ nền tảng chính trị đến sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên ở Siberia.
Nga, theo ông, "có sự gần gũi với Trung Quốc về mặt lịch sử chung dù có khoảng cách văn hóa to lớn ngăn cách họ. Cho đến thế kỷ 15, cả hai đều chịu ảnh hưởng của đế chế Thành Cát Tư Hãn, đế chế lớn nhất trong lịch sử. Trong khoảng thời gian này, Nga đã kết hợp nhiều đặc điểm của châu Á".
Phong trào không liên kết mới?
Karaganov rất nhạy bén với lập trường tự chủ của Nga - luôn phản đối quyết liệt bất cứ ai nhắm quyền bá chủ toàn cầu hoặc khu vực: từ hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn đến Charles XII của Thụy Điển, từ Napoleon đến Hitler. Trong lĩnh vực quân sự và chính trị, Nga tự vươn lên. Nhưng ông cũng rõ ràng rằng trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ và không gian mạng, nơi họ cần thị trường và các đối tác bên ngoài, thì Nga sẽ tìm kiếm và tìm thấy".
Kết quả là giấc mơ tái lập quan hệ Nga - EU vẫn còn nhiều không gian phát triển, nhưng dưới tầm nhìn chiến lược của sự gắn kết Á – Âu. Đó là điểm gốc mà khái niệm Đại Á – Âu phát triển, "hướng tới một mối quan hệ đối tác đa phương, hội nhập, nhận được sự ủng hộ chính thức từ Bắc Kinh, dựa trên một hệ thống liên kết kinh tế, chính trị và văn hóa bình đẳng giữa các quốc gia khác nhau, trong đó Trung Quốc đóng vai trò là một "người đứng đầu đồng cấp". Và điều đó bao gồm một khu vực quan trọng phía tây của lục địa Á -Âu, đó là châu Âu".
Đó là diễn biến mà Bàn cờ lớn Đại Á – Âu hướng đến, Ông Karaganov xác định phía tây và bắc châu Âu đã bị thu hút người Mỹ thu hút, trong khi phía nam và phía đông châu Âu nghiêng về phía dự án Á - Âu.
Vai trò của Nga, trong khuôn khổ này, sẽ là để "cân bằng giữa hai cường quốc bá quyền tiềm tàng, là người bảo lãnh của một liên minh mới của các quốc gia không liên kết. Đó là gợi ý về một cấu hình mới thú vị của Phong trào Không liên kết.
Vì vậy, hãy nhìn vào Nga với vị thế là một trong những nước ủng hộ mối quan hệ đối tác đa phương, đa phương thức mới, chuyển từ vị thế ngoại vi châu Âu, châu Á thành một trong những trung tâm cơ bản của miền bắc Âu Á. Một quá trình đang đạt được những tiến bộ một cách ổn định.
Theo Toquoc.vn
TIN LIÊN QUAN
Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.
11/05/2022
77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…
10/05/2022
Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.
10/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022