Nga mở rộng đến đâu đối tượng phải kê khai tài sản?
Những đảng viên cộng sản Nga đã đưa ra đề xuất yêu cầu mở rộng những đòi hỏi về kê khai bắt buộc thu nhập và tài sản của các công chức và đại biểu quốc hội. Các thành viên Đảng Cộng sản Nga nhấn mạnh rằng tất cả người thân, trong đó có cha mẹ, anh, chị, em ruột và trẻ thành niên đều phải khai báo. Trong khi đó, theo pháp luật hiện hành của Nga, các quan chức cán bộ nhà nước và nghị sĩ quốc hội chỉ phải nộp tờ khai cho bản thân, vợ hoặc chồng và con ở tuổi vị thành niên.
Sáng kiến của các đảng viên cộng sản đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều ý kiến nhấn mạnh rằng yêu cầu này vi phạm quyền bí mật riêng tư của công dân.
“Chúng ta mới chỉ bắt đầu cảm thấy thành quả của việc các quan chức của chúng ta tiến hành kê khai tài sản của mình và tài sản của những thân nhân gần gũi nhất của họ. Và trước đó cũng đã nói rất nhiều đến việc điều này vi phạm bí mật riêng tư. Lý lẽ này không đứng vững không chỉ do được ứng dụng trên toàn thế giới, mà cả về mặt lẽ phải” - nhà phân tích - Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học chính trị Nga Boris Makarenko nói. Nếu một người được trao quyền thông qua các đạo luật, phân bổ sử dụng tiền nhà nước cũng như các nguồn dự trữ, ông ta sẽ không được quyền bảo vệ 100% cho cuộc sống riêng tư của mình. Mọi người có quyền biết về việc liệu người này có làm giàu bất hợp pháp hay không? – ông Boris Makarenko phân tích.
Các cuộc tranh luận về việc liệu có cần phải mở rộng khái niệm "những thân nhân gần"- tính cả cha mẹ và con cái đã thành niên - đã trở nên tích cực hơn, sau khi một thành viên của Đảng “Nước Nga thống nhất” - Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia về an ninh và chống tham nhũng Irina Yarovaia bị các Internet blogger phát hiện có một căn hộ không khai báo. Sau đó được biết rang, căn hộ tiện nghi cao cấp ở ngay trung tâm thủ đô Matxcơva thuộc sở hữu của con gái thành niên của vị đại biểu này, do đó tài sản của cô không cần thiết phải khai báo trong bản khai của cha mẹ mình. Tuy nhiên, tại thời điểm mua căn hộ, cô con gái chỉ mới 17 tuổi và cô không thể mua bất động sản bằng thu nhập của mình. Theo các nhà hoạt động, vấn đề này đòi hỏi phải điều tra. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát tuyên bố không có cơ sở pháp lý cho việc này.
“Bản thân các quan chức và những người cùng gia thuộc - đó là vợ hoặc chồng và con chưa thành niên – hiển nhiên là cần phải minh bạch trong thu nhập của họ. Tuy nhiên, cha mẹ, anh em, chị em - đó là những cá nhân, và họ có quyền có cuộc sống riêng tư. Theo ông Boris Makarenko, bây giờ quan trọng không phải là tăng gấp mười lần danh sách những đối tượng lọt vào vùng sáng của đèn pha chống tham nhũng, mà là làm sao cho ngọn đèn này hoạt động được và có hiệu quả.
Các quan chức Nga đã được yêu cầu phải gửi thông tin về thu nhập, tài sản và nghĩa vụ tài sản của các thành viên trong gia đình sau khi áp dụng các quy định của đạo luật "Về Chống tham nhũng" năm 2008. Từ năm 2013, các nghị sĩ quốc hội và các quan chức chính phủ được yêu cầu phải báo cáo cả về các khoản chi phí lớn.
Nhìn chung, các chuyên gia kết luận rằng sáng kiến mới của Đảng Cộng sản khó lòng được phê chuẩn trong Duma Quốc gia. Ở đây có quá nhiều vấn đề đang tranh cãi, tuy nhiên, đối với những người cộng sản, đề nghị này có thể đóng một vai trò tích cực trong kế hoạch nâng cao đánh giá uy tín từ phía cử tri - các nhà quan sát đánh giá.
Theo VOR
TIN LIÊN QUAN
Khi thời gian ân hạn trôi qua, các chủ nợ trái phiếu Nga có thể vẫn chờ đợi và quan sát trong bối cảnh Ukraine còn nhiều biến số.
27/06/2022
Với việc thời kỳ ân hạn (thời hạn chót để thanh toán khoản nợ) của 2 trái phiếu châu Âu kết thúc hôm 26/6, Nga lần đầu tiên vỡ nợ nước ngoài trong một thế kỷ, theo Bloomberg.
27/06/2022
Nền kinh tế Nga đang đứng vững khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng liệu điều này sẽ kéo dài?
25/06/2022
Vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga, nằm cách phần còn lại của nước này hàng trăm dặm về phía Tây, đang trở thành “điểm nóng mới nhất” khi căng thẳng giữa Nga và châu Âu leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
21/06/2022
Theo thống kê của công cụ tìm kiếm, kể từ đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đã trở thành nước đi đầu trong các yêu cầu mua quốc tịch hoặc giấy phép cư trú của các quốc gia khác.
18/06/2022
Sau khi phải vật lộn với nhiều thách thức về cung ứng hậu cần trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Moskva đã quay trở lại với phương pháp vận chuyển có từ thời Liên Xô – đó là phát huy tối đa vai trò của đường sắt.
15/06/2022
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.
12/06/2022
Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
12/06/2022
Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
09/06/2022
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022