Vietnews.ru
Tham khảo

Người vực dậy nền tài chính Nga

04/01/2013 (Đọc 6 phút)

Xem thêm:

Aleksei Kudrin là người chịu trách nhiệm trong Chính phủ về các lĩnh vực: Dự báo phát triển kinh tế và xã hội, lập kế hoạch tài chính công, thuế và chính sách tiền tệ.

Theo Sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 18/5/2000, Aleksei Kudrin được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga. Ông Kudrin cũng điều phối công việc của các cơ quan tài chính và chính sách kinh tế trong Chính phủ.

Người vực dậy nền tài chính Nga
Ông Aleksei Kudrin và Tổng thống Putin

Theo sự phân công, ông Kudrin chịu trách nhiệm trong Chính phủ về các lĩnh vực: Dự báo phát triển kinh tế và xã hội, lập kế hoạch tài chính công, thuế và chính sách tiền tệ. Thuộc thẩm quyền của ông, bên cạnh việc dự báo và lập kế hoạch, là các vấn đề chính sách thuế, tiến hành chính sách vốn-tiền tệ thống nhất, điều chỉnh và kiểm soát tiền tệ, đưa đồng ruble Nga trở thành một phương tiện thanh toán quốc tế, chính sách thuế quan, phát triển và thực thi ngân sách liên bang, các mối quan hệ liên ngân quỹ và tài chính liên bang tối ưu hóa chi phí ngân sách và chống rửa tiền.

Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Kudrin đề nghị và vận động hành lang nhằm giảm các loại thuế khác nhau, đặc biệt là giảm thuế thu nhập, đã thực hiện được việc bãi bỏ thuế bán hàng. Dưới thời ông Kudrin, ngân sách bắt đầu đi qua được Duma Quốc gia Nga mà hầu như không có sửa chữa nào. Đồng thời, ông hầu như luôn chống lại những nỗ lực tăng chi tiêu ngân sách, và có lần còn tuyên bố nếu cần thiết giảm số lượng các nhân viên Nhà nước.

Trong Chính phủ, Kudrin trở thành một trong những nhà tư tưởng chính của "chuyển giao" các khoản thu thuế từ các khu vực đến trung tâm. Biện luận cho lập trường của mình, ông thường nói về các mức độ khác nhau của thu nhập các vùng. Cuối tháng 11/2005, ông được tham gia Ủy ban Chính phủ về các dự án đầu tư quốc gia. Ủy ban này được thành lập để lựa chọn các dự án được cung cấp tài chính từ Quỹ đầu tư.

Tháng 1/2006, trước khi hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra tại St Petersburg, Aleksei Kudrin đã thực hiện một chuyến đi Mỹ nhằm liên kết Tổng thống Nga với các thành viên trong câu lạc bộ chính trị ưu tú. Tại Washington, ông nêu ra cho giới báo chí các chủ đề chính mà Nga muốn thu hút sự chú ý của các lãnh đạo G8: an ninh năng lượng (bao gồm cả cung cấp ổn định các nguồn tài nguyên năng lượng), y tế và giáo dục.

Trong khuôn khổ cuộc họp sơ bộ của các bộ trưởng tài chính các nước thành viên G8 tổ chức tại Moscow vào tháng 2/2006, Kudrin đã thuyết phục các đối tác nước ngoài của mình rằng, tình hình tài chính ở Nga trong những năm gần đây đã cải thiện đáng kể. Điều này đã được nhấn mạnh trong thông cáo cuối cùng, có chữ ký của người đứng đầu của các tổ chức tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để Moscow trả nợ trước hạn cho Câu lạc bộ các quốc gia chủ nợ Paris.

Điều này đã giúp gạt bỏ hoàn toàn những trở ngại chính cho Nga ở vai trò Moscow trong Câu lạc bộ các nhà lãnh đạo thế giới. Trước đó, trong nhóm G8, Nga chỉ được tham gia thảo luận về các vấn đề chính trị, còn các vấn đề kinh tế và tài chính thì không được tham gia. Tháng 6/2006 tại St Petersburg hội nghị "G8 tài chính" lần đầu tiên, Bộ trưởng Nga được tham gia đầy đủ chương trình nghị sự.

Tháng 6/2006, Kudrin trình bày trước Ủy ban của Chính phủ về dự toán ngân sách, các thông số mới của ngân sách năm 2007. Ông đề xuất hạn chế tăng trưởng chi tiêu quốc gia bằng tổng mức cần thiết để thực hiện lời hứa của Tổng thống (tức là chi tiêu ngân sách năm 2007 đã được tăng lên đến 600 tỷ rúp, trong khi yêu cầu cần tăng thêm 200 tỷ rúp). Ủy ban đã thông qua phương án này.

Trung tuần tháng 8/2006, Kudrin trình bày dự thảo ngân sách liên bang cho năm 2007 trước toàn thể Chính phủ Nga. Đó là lần đầu tiên sau nhiều năm không còn là “ngân sách dầu khí” có nghĩa là, ngân sách bao gồm trong đó các khoản thu từ xuất khẩu dầu mỏ đã được giới hạn đến 2,8% GDP. Hạn chế này, theo Kudrin, cho phép để nói về nền kinh tế Nga độc lập tương đối với xuất khẩu nguyên liệu thô. Kudrin giải thích rằng trong các năm 2007-2009 ngân sách về nguyên tắc, không thể được thực hiện mà không có nguồn thu từ dầu khí, tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân ông, Nga đã chi tiêu quá nhiều nguồn thu từ dầu mỏ.

Về vấn đề này, một phần đáng kể doanh thu từ xuất khẩu dầu khí được Bộ Tài chính đề xuất triệt tiêu bớt đi, có nghĩa là sẽ được gửi vào Quỹ bình ổn (Quỹ này có ý nghĩa dự trữ và tích lũy cho các thế hệ tương lai) hoặc một loại "quỹ dầu khí" khác được thành lập đặc biệt để tích lũy các khoản thu dầu khí. Chính phủ đã phê duyệt dự thảo tài liệu này và Duma Quốc gia Nga đã thông qua.

Vào cuối tháng 8/2006, ông Kudrin đệ trình trước Chính phủ báo cáo "Phương pháp hình thành cân bằng tài chính phi dầu mỏ của Nga", theo đó Nga sẽ có thể dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ, nếu phân phối tất cả tiền thu được từ việc bán dầu và khí đốt vào một quỹ riêng.

Theo Thời báo Ngân hàng


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Khi thời gian ân hạn trôi qua, các chủ nợ trái phiếu Nga có thể vẫn chờ đợi và quan sát trong bối cảnh Ukraine còn nhiều biến số.

Tham khảo,

27/06/2022

Với việc thời kỳ ân hạn (thời hạn chót để thanh toán khoản nợ) của 2 trái phiếu châu Âu kết thúc hôm 26/6, Nga lần đầu tiên vỡ nợ nước ngoài trong một thế kỷ, theo Bloomberg.

Tham khảo,

27/06/2022

Nền kinh tế Nga đang đứng vững khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng liệu điều này sẽ kéo dài?

Tham khảo,

25/06/2022

Vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga, nằm cách phần còn lại của nước này hàng trăm dặm về phía Tây, đang trở thành “điểm nóng mới nhất” khi căng thẳng giữa Nga và châu Âu leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tham khảo,

21/06/2022

Theo thống kê của công cụ tìm kiếm, kể từ đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đã trở thành nước đi đầu trong các yêu cầu mua quốc tịch hoặc giấy phép cư trú của các quốc gia khác.

Tham khảo,

18/06/2022

Sau khi phải vật lộn với nhiều thách thức về cung ứng hậu cần trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Moskva đã quay trở lại với phương pháp vận chuyển có từ thời Liên Xô – đó là phát huy tối đa vai trò của đường sắt.

Tham khảo,

15/06/2022

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.

Tham khảo,

12/06/2022

Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.

Tham khảo,

12/06/2022

Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Tham khảo,

09/06/2022

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

06.06.2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022