Phương Tây ‘ôm mộng’ đánh sập Nga?
Theo Pravda, thông tin này bùng nổ sau khi Phần Lan tiến hành vụ xét xử công khai những nhân vật ủng hộ linh mục Juha Molari của Phần Lan, người luôn lên tiếng chỉ trích trang web chống Nga Kavkaz-Center đang phổ biến ở quốc gia này.
Linh mục này cho rằng, Chính phủ Phần Lan phải đóng trang web Kavkaz-Center ngay lập tức bởi nó kích động chủ nghĩa cực đoan và phân biệt chủng tộc. Ngoài ra, linh mục này còn kêu gọi vạch trần danh tính của những người trực tiếp tham gia vào việc định hướng nguồn thông tin trên internet.
Pravda cho rằng, Chính phủ Phần Lan “nóng mặt” với nhân vật này bởi ông ta dám gọi trang web Kavkaz-Center là cái loa phóng thanh của những kẻ khủng bố.
Ngoại trưởng Nga cũng không ít lần nhấn mạnh rằng, Kavkaz-Center là một trang web “đen” và không thể được phép tồn tại bởi nó công khai kích động bạo lực và xung đột giáo phái”.
Không chỉ vậy, linh mục Molari còn khẳng định, giới chức Helsinki tìm mọi cách để biến Kavkaz-Center thành một thứ “thần thánh” chống lại Moscow và định hướng dư luận theo quan điểm bài Nga.
Tuy nhiên, thực tế hầu hết người dân Phần Lan đều không có thái độ chống Nga. Theo một cựu quan chức an ninh của Phần Lan, quan điểm của các nhân viên an ninh đều trái ngược với chính quyền. Tuy nhiên, Cơ quan an ninh quốc gia Phần Lan lại không thể làm gì khác ngoài việc tuân lệnh cấp trên và cố gắng hành động theo chỉ đạo của giới lãnh đạo cấp cao.
Bằng chứng rõ ràng nhất của sự bất nhất trong quan điểm này chính là việc sắp xếp nhân sự của Cơ quan an ninh. Một số lãnh đạo của cơ quan này thường bị sa thải một cách bí ẩn, sở dĩ là bởi họ không ủng hộ quan điểm của các chính trị gia và một mực phản đối nỗ lực thu hút các phần tử Hồi giáo đến Phần Lan để phục vụ lợi ích của những chính khách này bởi cho rằng, đó là việc làm hết sức nguy hiểm.
Dư luận mới đây xuất hiện nhiều quan điểm lên án trang web Kavkaz-Center .
Tuy nhiên, bất chấp thực tại này, giới truyền thông Phần Lan vẫn phải “lặng thinh”. “Thực ra báo giới Phần Lan đã phát ngán với chính quyền. Mỗi khi chúng tôi cất tiếng nói là lại bị tuýt còi”, một nhà báo giấu tên cho biết.
Không chỉ giới truyền thông mà bản thân ông Johan Backman cũng tỏ ra bất mãn. “Cứ mỗi khi tôi hay các thành viên khác trong Uỷ ban chống phân biệt chủng tộc bày tỏ sự phẫn nộ về các hoạt động bài Nga của một số tổ chức là lập tức sẽ bị nhắc nhở”, Chủ tịch Johan Backman bức xúc.
Theo ông, giới chức Ba Lan còn cấm ông thuyết trình về quan điểm của mình tại ĐH Helsinki. Thay vào đó, họ tổ chức một buổi thuyết giáo cho rằng, công dân Nga là những người phân biệt chủng tộc và những người Chechen tại Nga là nạn nhân của hành động diệt chủng, giống như các tuyên bố trên Kavkaz-Center. “Đây chính là cái mà họ gọi là dân chủ”, ông Johan Backman mỉa mai.
“Quan điểm của chúng tôi không chỉ bị Chính phủ Phần Lan cấm đoán mà còn bị cộng đồng người nhập cư từ Bắc Caucasus tại các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Na Uy đe doạ. Nếu tôi hay một số người khác lên tiếng bảo vệ Nga và lên án những hoạt động của Kavkaz-Center là sẽ bị đe doạ thủ tiêu”, ông Backman cho hay.
Vậy, tại sao chính quyền Helsinki lại không giấu giếm tư tưởng chống Moscow của mình như vậy? Theo Johan Backman, Chủ tịch Uỷ ban chống phân biệt chủng tộc của Phần Lan, đa số các quan chức cấp cao của chính quyền Phần Lan đều mang tâm lý thù hằn đối với Nga.
Nhân vật nổi bật nhất trong số này là thành viên nghị viện châu Âu của Phần Lan Heidi Hautala. Mọi hoạt động của bà đều nhằm ủng hộ cho các chính sách chống Nga. Do đó, bà là người có vai trò quan trọng trong các hoạt động của Kavkaz-Center cũng như các tổ chức chống Nga khác như Diễn đàn công dân Phần Lan – Nga.
Thậm chí, bà Heidi Hautala còn lên tiếng bênh vực cho lợi ích của các tổ chức này tại nghị viện châu Âu bởi bà là chủ tịch uỷ ban nhân quyền của nghị viện châu Âu và thường xuyên tận dụng chức vụ này để ủng hộ các nhóm phân biệt chủng tộc.
Bà Heidi Hautala là người có tư tưởng chống Nga rõ rệt.
Thực ra, bà Hautala chỉ là một thành viên trong nhóm chính khách chống Nga dưới vỏ bọc của nghị viện châu Âu. Theo bà, thực ra nhiều thành viên của nghị viện châu Âu ban đầu không mang tư tưởng chống Nga. Tuy nhiên, sau khi một thời gian tham gia nghị viện và được “tẩy não”, hầu hết trong số họ đều thay đổi thái độ đối với Moscow. Vì vậy, hầu hết các cựu thành viên của nghị viện châu Âu, đặc biệt là những người đến từ Phần Lan, đều có quan điểm bài Nga.
Theo đó, Kavkaz-Center thực ra không chỉ nhận được sự ủng hộ của giới chức Phần Lan mà còn của chính trị gia từ một số nước như Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan. Điển hình trong số này là nhà tài trợ chính cho Kavkaz-Center có tên Mykolas Storsjo.
Nhân vật này từng dính líu đến vụ nhập cư Phần Lan trái phép của hơn 100 người Thổ Nhĩ Kỳ và Chechnya. Mykolas Storsjo còn cung cấp tài chính cho Doku Umarov, thủ lĩnh của các phần tử khủng bố tại Bắc Caucasus. Storsjo cũng là người rất biết cách tận dụng “chiếc loa phóng thanh” Kavkaz-Center để công kích Nga và giới lãnh đạo của nước này.
Theo ông Johan Backman, mục tiêu chính của những người như Storsjo và Hautala không chỉ là làm suy yếu Chính phủ Nga mà còn là đánh sập nước liên bang Nga. Họ gần như không che giấu tham vọng đem lại cho Nga một kết cục như Liên Xô trước đây. Nếu thực hiện được mong muốn này, họ còn có thể tước đoạt môi trường sống cũng như tài nguyên thiên nhiên của Nga.
Một số người cho rằng, mục tiêu này dường như là bất khả thi. Tuy nhiên, những người này có cách riêng để thực hiện tham vọng của mình. Theo ông Johan Backman, cuộc bầu cử Tổng thống của Nga sắp diễn ra và đây là cơ hội để các chính trị gia chống Nga manh động. Họ đang cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của các thế lực thù địch để lật đổ chính quyền Nga bằng “một cuộc cách mạng màu”.
Những chính trị gia này sẽ công khai ủng hộ phe đối lập của Nga, gặp gỡ những chính khách như Nemtsov và hưởng ứng các phong trào của nhóm Limonov. Họ còn chuẩn bị một phương án 2 khi cách mạng màu thất bại, họ sẵn sàng kích động một cuộc nội chiến tại Nga.
Vì vậy, ông Backman khẳng định, các chính khách Phần Lan không đơn phương chống lại Nga. “Tư tưởng chống Nga tồn tại ở hầu hết các nước phương Tây, với Phần Lan là trung tâm bởi bởi quốc gia này có vị trí địa chiến lược. Hitler cũng từng lôi kéo các lãnh đạo của Phần Lan thời đó để chống lại Liên Xô bởi Helsinki có thể tạo vùng đệm cho các cuộc tấn công Liên Xô, ít nhất là ở trên không”, ông Backman nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022