Vietnews.ru
Tham khảo

Reuters: Các quỹ lớn âm thầm bán vàng Nga

03/01/2023 (Đọc 6 phút)


Dữ liệu do Reuters thu thập được từ 11 quỹ đầu tư phương Tây cho thấy số vàng Nga trị giá 2,2 tỷ USD ở mức giá hiện tại đã bị rút khỏi tài khoản trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 11/2022...

Vốn được cất giữ trong những hầm chứa có mức độ bảo mật cao của các nhà băng ở London, Zurich và New York, số vàng trị giá hàng tỷ USD có nguồn gốc từ Nga đã âm thầm đổi chủ trong những tháng gần đây, trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga-Ukraine tiếp diễn - theo hãng tin Reuters.

Dữ liệu do Reuters thu thập được từ 11 quỹ đầu tư phương Tây cho thấy số vàng Nga trị giá 2,2 tỷ USD ở mức giá hiện tại đã bị rút khỏi tài khoản trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 11/2022.

Các quỹ đầu tư vàng đã suy giảm trong những tháng gần đây, khi lãi suất tăng lên gây áp lực khiến nhiều nhà đầu tư thoái vốn khỏi kim loại quỹ này. Tuy nhiên, phân tích của Reuters cho thấy vàng Nga bị bán với tốc độ nhanh hơn nhiều so với vàng của các quốc gia khác.

Vàng Nga nằm dưới sự quản lý của các công ty quản lý tài sản phương Tây chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng lượng vàng Nga trên toàn cầu, việc Moscow rút vàng khỏi các quỹ vẫn phản ảnh một sự dịch chuyển. Thậm chí, một số quỹ cho biết giờ đây họ không còn muốn nắm bất kỳ tài sản nào có liên quan đến Nga.

Hai nguồn tin từ các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) nắm hàng trăm tấn vàng nói họ muốn thoái vốn khỏi vàng có nguồn gốc từ Nga. Một nguồn tin cho biết quỹ đã đề nghị ngân hàng được thuê giữ vàng chỉ phân bổ vàng Nga ở mức tối thiểu vào danh mục vàng của quỹ.

Các quỹ ETF luôn nằm trong top những nhà đầu tư nắm giữ nhiều vàng nhất thế giới. Một số ETF niêm yết công khai số vàng mà quỹ nắm giữ. Điều này đồng nghĩa nhà đầu tư rót tiền vào những quỹ đó có thể biết quỹ có nắm vàng Nga hay không, bởi một thỏi vàng đều có khắc nguồn gốc.

“Một số khách hàng rà soát danh sách những thỏi vàng, nhìn thấy nhiều vàng Nga và họ có thể đặt câu hỏi: ‘Ồ, điều gì đang diễn ra vậy?’”, một nguồn tin nói. “Giải thích với khách hàng là rất khó. Chúng tôi muốn các trở ngại đối với việc nhà đầu tư gia nhập quỹ là thấp nhất có thể, nên khi có bất kỳ mối hoài nghi nào, chúng tôi đều muốn xoá bỏ ngay”.

Trong những tháng đầu của chiến tranh Nga-Ukraine, các ngân hàng đã gạt sang bên đề nghị của các quỹ đầu tư muốn loại bỏ vàng Nga. Các ngân hàng khi đó lo sợ rằng một đợt bán tháo có thể xảy ra, gây gián đoạn thị trường. “Chúng tôi không muốn có một đợt bán tháo tất cả vàng Nga”, một nhà điều hành làm việc tại một ngân hàng được thuê giữ vàng cho các quỹ ETF nói với Reuters.

“Chúng tôi đã bán dần vàng Nga, một cách có kiểm soát, và mọi việc vẫn diễn ra bình thường”, vị này cho biết.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây không cấm các quỹ đầu tư nắm giữ vàng sản xuất tại Nga trước ngày 7/3/2022. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt cấm các quỹ nắm giữ vàng sản xuất tại Nga sau mốc thời gian này. Nga là một trong những nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, khai mỏ khoảng 330 tấn vàng mỗi năm, trị giá 19 tỷ USD ở thời giá hiện tại.

Nguồn tin từ một số ngân hàng cung cấp dịch vụ giữ hộ vàng cho biết các quỹ đầu tư công khai nguồn gốc vàng lo ngại rằng nhà đầu tư có thể không muốn họ giữ vàng Nga, trong khi những quỹ không công khai dữ liệu tỏ ra ít lo lắng hơn.

Cũng theo các nhà ngân hàng này, vàng Nga bị đẩy khỏi các quỹ như vậy thường được chuyển sang cho các nhà đầu tư khác trong cùng hầm vàng. Một số khác được vận chuyển tới châu Á, nơi nhu cầu vàng tăng mạnh trong những tháng gần đây.

Trong 11 tháng đầu năm ngoái, tổng lượng vàng trong các hầm vàng ở London nằm dưới sự giám sát của Hiệp hội Thị trường vàng London (LBMA) đã giảm 468 tấn, tương đương giảm 5%. Dữ liệu hải quan của Anh và Thuỵ Sỹ cho thấy lượng vàng xuất khẩu từ các nước này sang Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác ở châu Á và Trung Đông đã tăng mạnh.

Reuters đã phân tích số vàng do 11 quỹ ETF vàng hàng đầu và nhận thấy các quỹ này nắm giữ tổng cộng hoảng 2.300 tấn vàng, trị giá 130 tỷ USD, ở thời điểm cuối tháng 11. Số vàng này được cất giữ ở London, Zurich và New York, chiếm khoảng 2/3 tổng số vàng do các ETF trên toàn cầu nắm giữ.

Nói về việc giữ hộ vàng của các ETF, phần lớn tập trung trong tay ba nhà băng gồm JPMorgan, HSBC và ICBC Standard.

Trong đó, ICBC chiếm phần nhỏ nhất, giữ hộ khoảng 100 tấn vàng cho 11 quỹ được Reuters theo dõi. ICBC cũng là ngân hàng hành động gấp rút nhất trong việc loại bỏ vàng Nga. Số vàng Nga mà ICBC giữ hộ các ETF đã giảm 47%, trong khi vàng có nguồn gốc khác đã tăng 16% trong thời gian kể từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 11.

HSBC, ngân hàng giữ hộ khoảng 1.100 tấn vàng cho các quỹ ETF nói trên, đã giảm lượng vàng Nga khoảng 20% và giảm vàng có nguồn gốc khác 10%. JPMorgan - giữ khoảng 1.050 tấn vàng cho các quỹ này - đã giảm 13% số vàng Nga và giảm vàng khác 9%.

Tổng lượng vàng Nga thuộc nắm giữ của 11 quỹ đã giảm 19% kể từ tháng 7, trong khi vàng có nguồn gốc khác chỉ giảm 9%. Tuy nhiên, hai ETF vàng lớn nhất trong số này là iShares Gold Trust và SPDR Gold Trust thực chất đã tăng nắm giữ vàng Nga.

Đến cuối tháng 11, vàng Nga chiếm tỷ trọng 7% trong 11 quỹ nói trên, từ mức 7,8% vào giữa tháng 7.

Theo: vneconomy.vn https://vneconomy.vn/reuters-cac-quy-lon-am-tham-ban-vang-nga.htm


Tags: Reuters, vàng Nga,
#kinh tế Nga


TIN LIÊN QUAN

Theo hãng truyền thông Đức DW, hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine là Nga đã mất châu Âu - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất và là khách hàng chính mua năng lượng của nước này.

Tham khảo,

03/01/2023

Dữ liệu do Reuters thu thập được từ 11 quỹ đầu tư phương Tây cho thấy số vàng Nga trị giá 2,2 tỷ USD ở mức giá hiện tại đã bị rút khỏi tài khoản trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 11/2022...

Tham khảo,

03/01/2023

Ngày 30/12/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga đã công bố số lượng các mỏ khoáng sản và hydrocarbon được phát hiện trong năm ở nước này.

Tham khảo,

03/01/2023

Chiến sự tại Ukraine kéo lạm phát nhiều nơi lên cao kỷ lục, buộc các nước ồ ạt nâng lãi suất, đẩy nền kinh tế đến bờ vực suy thoái.

Tham khảo,

24/12/2022

Chuyên gia hàng không Gusarov xua tan nỗi lo ngại do phụ tùng thay thế không chính hãng cho máy bay Boeing và Airbus ở Nga.

Tham khảo,

28/10/2022

Trong khi Nga và một số nước châu Âu khác cố gắng điều tra về nguyên nhân vụ rò rỉ khí đốt ở đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2, nhiều chuyên gia cảnh báo sự cố này có thể gây ảnh hưởng tới thế giới.

Tham khảo,

29/09/2022

Ba sự cố rò rỉ liên tiếp tại hai đường ống khí đốt Nord Stream từ Nga sang Đức cho thấy hạ tầng năng lượng châu Âu dễ bị tổn thương thế nào.

Tham khảo,

28/09/2022

Khi áp lực trên chiến trường và mặt trận kinh tế - xã hội bủa vây, ông Putin chọn leo thang căng thẳng để đạt được mục tiêu đề ra.

Tham khảo,

22/09/2022

Các khu vực do Nga kiểm soát ở miền Đông và miền Nam đang có kế hoạch tổ chức cuộc trưng cầu ý dân sáp nhập vào Nga từ ngày 23/9.

Tham khảo,

21/09/2022

Việc mua bán kim cương nguồn gốc từ Nga một cách bí mật, với trị giá hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi tháng, đang gây chia rẽ cả một ngành thương mại toàn cầu, trải dài từ các xưởng cắt ở Mumbai đến những cửa hàng cao cấp trên Đại lộ số 5 của New York.

Tham khảo,

18/09/2022

Đón khách Nga trở lại

Sau nửa năm ngưng trệ, doanh nghiệp lữ hành sẽ đón những đoàn khách Nga đầu tiên đến Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng.

Phần Lan đóng cửa biên giới với du khách Nga

Phần Lan sẽ đóng cửa biên giới đối với khách du lịch Nga, bắt đầu từ nửa đêm nay theo giờ địa phương (tức 4h sáng 30/9 theo giờ Việt Nam).

30.09.2022

Phần Lan đóng biên với công dân Nga có thị thực Schengen

Phần Lan sẽ cấm công dân Nga có thị thực Schengen nhập cảnh nước này, trong bối cảnh lượng người đến tăng đột biến sau lệnh động viên quân.

29.09.2022

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

18.09.2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022