Rò rỉ khí đốt ở 2 đường ống Nord Stream: Hậu quả thế nào khi 778 triệu m3 khí methane thoát ra?
Trong khi Nga và một số nước châu Âu khác cố gắng điều tra về nguyên nhân vụ rò rỉ khí đốt ở đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2, nhiều chuyên gia cảnh báo sự cố này có thể gây ảnh hưởng tới thế giới.
Các chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group (Mỹ) nhận xét, vụ 4 điểm rò rỉ được phát hiện ở 2 đường ống Nord Stream của Nga là sự cố nghiêm trọng chưa từng thấy. Mức độ thiệt hại cho thấy Nga khó có thể cung cấp thêm khí đốt cho châu Âu vào mùa đông, ngay cả khi Moscow và EU tìm được tiếng nói chung nhằm giải quyết căng thẳng.
“Các lỗ rò rỉ có thể khiến 2 đường ống dẫn khí đốt không thể hoạt động được trong thời gian dài. Nếu nước biển xâm nhập, đường ống có thể hỏng nặng hơn”, Henning Gloystein – chuyên gia của Eurasia Group – cho hay.
“Trước mắt, vụ rò rỉ khí đốt đang gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với an toàn hàng hải và môi trường”, ông Gloystein nói.
Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết, khí đốt ở 2 đường ống Nord Stream có thể thoát hết ra ngoài trong vài ngày hoặc một tuần. Các tàu thuyền, trực thăng đã được cảnh báo không đi vào khu vực xuất hiện bọt khí do khí đốt rò rỉ nhằm tránh nguy cơ mất an toàn.
Theo AP, khí methane thoát ra từ đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 có thể là vụ rò rỉ khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất từ trước đến nay.
Ông Kristoffer Bottzauw, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, cảnh báo, một lượng khí methane khổng lồ từ 2 đường ống đang bị đẩy vào vùng biển Baltic và khí quyển. Ông Bottzauw lưu ý, khoảng 778 triệu mét khối khí methane sẽ thoát ra khỏi 2 đường ống (tương đương 1/3 tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hàng năm của Đan Mạch).
“Chừng nào vẫn còn khí methane thoát ra ngoài thì tình hình vẫn còn đáng lo ngại”, ông Bottzauw nhận định.
Khí methane là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Khí này hấp thụ nhiệt lượng của Mặt trời và làm ấm Trái đất mạnh hơn 82,5 lần so với khí CO2. Dù vậy, khí methane chỉ tồn tại trong khí quyển khoảng 10 năm, thấp hơn so với hàng trăm hoặc hàng nghìn năm đối với khí CO2. Khí methane cũng là thành phần chính của khí đốt tự nhiên, theo AP.
Ông Bottzauw không cho biết thời điểm các chuyên gia có thể xuống kiểm tra lỗ rò rỉ trên các đường ống. Theo ông Bottzauw, các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream được làm bằng thép dày khoảng 12 cm có phủ bê tông, nằm dưới đáy biển sâu từ 70 đến 90 mét. Việc phá hoại chúng cũng như thăm dò đều sẽ gặp khó khăn.
Paul Balcombe – giảng viên khoa kỹ thuật hóa học tại Đại học Hoàng gia London (Anh) – cho biết, vùng bọt khí lớn xuất hiện trên bề mặt biển Baltic là kết quả của một “dòng chảy khí methane mạnh mẽ hướng lên trên”.
“Một lượng khí methane lớn đã bị thất thoát. Nó có thể gây ra tác động lớn đối với môi trường”, ông Balcombe nói.
Ông Jens Schumann, Giám đốc điều hành công ty Mạng lưới đường ống khí đốt Đức Gasunie Deutschland, cho rằng, 2 đường ống Nord Stream sẽ sớm được sửa chữa.
“Chúng tôi có những đội ngũ giỏi để xử lý các sự cố về đường ống. Chúng tôi cũng có thể kiểm tra sự cố đường ống trong tình huống khẩn cấp và mời đến những chuyên gia trong và ngoài nước”, Schumann nói, nhấn mạnh rằng ông “lạc quan” về tương lai của 2 đường ống Nord Stream.
Tuy nhiên, theo TASS, các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt có thể khiến việc sửa chữa đường ống Nord Stream gặp khó khăn.
Dòng chảy khí đốt qua Nord Stream 1 đã dừng vô thời hạn từ cuối tháng 8. Nord Stream 2 thì chưa bao giờ được đưa vào hoạt động thương mại, dù đã hoàn thiện.
Theo: www.24h.com.vn
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/ro-ri-khi-dot-o-2-duong-ong-nord-stream-hau-qua-the-nao-khi-778-trieu-m3-khi-methane-thoat-ra-c415a1400826.htmlTIN LIÊN QUAN
Trong khi Nga và một số nước châu Âu khác cố gắng điều tra về nguyên nhân vụ rò rỉ khí đốt ở đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2, nhiều chuyên gia cảnh báo sự cố này có thể gây ảnh hưởng tới thế giới.
29/09/2022
Ba sự cố rò rỉ liên tiếp tại hai đường ống khí đốt Nord Stream từ Nga sang Đức cho thấy hạ tầng năng lượng châu Âu dễ bị tổn thương thế nào.
28/09/2022
Khi áp lực trên chiến trường và mặt trận kinh tế - xã hội bủa vây, ông Putin chọn leo thang căng thẳng để đạt được mục tiêu đề ra.
22/09/2022
Các khu vực do Nga kiểm soát ở miền Đông và miền Nam đang có kế hoạch tổ chức cuộc trưng cầu ý dân sáp nhập vào Nga từ ngày 23/9.
21/09/2022
Việc mua bán kim cương nguồn gốc từ Nga một cách bí mật, với trị giá hàng trăm triệu đô la Mỹ mỗi tháng, đang gây chia rẽ cả một ngành thương mại toàn cầu, trải dài từ các xưởng cắt ở Mumbai đến những cửa hàng cao cấp trên Đại lộ số 5 của New York.
18/09/2022
Trong khi giá năng lượng tiếp tục tăng, thị trường lương thực toàn cầu đã bình ổn sau 6 tháng xung đột Ukraine nhờ đầu cơ giảm, Nga mở bán sản lượng dồi dào.
24/08/2022
Tuy là thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng duy trì mối quan hệ với Nga giữa căng thẳng vì ông Erdogan cần Moskva để giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị trước bầu cử.
13/08/2022
Việc Nga tiếp tục "ngắt" Dòng chảy phương Bắc đã đẩy giá khí đốt trên thị trường tăng cao vọt và khiến châu Âu như "ngồi trên đống lửa".
27/07/2022
Thỏa thuận giải phóng ngũ cốc Ukraine đã được ký kết, nhưng thách thức để chuyển hàng triệu tấn lương thực từ các cảng ở Biển Đen chỉ mới bắt đầu.
23/07/2022
Việc Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đều đẩy mạnh mua năng lượng từ Nga đã cho thấy Moscow vẫn có những đồng minh lớn để thúc đẩy nền kinh tế, bất chấp những lệnh trừng phạt nặng nề nhất từ phương Tây.
14/07/2022