Sát hại tù binh Liên Xô trong cuộc chiến với Ba Lan?
Để rộng đường giúp bạn đọc hiểu thêm về cuộc chiến Liên Xô-Ba Lan (1919-1921) và sự kiện thảm sát rừng Katyn, Đất Việt giới thiệu tiếp bài viết đăng trên tờ Sputnik của Nga. Trọng tâm là sự kiện tù binh Nga bị bắt và đối xử vô nhân đạo tại các trại tập trung của Ba Lan.
Cuộc chiến Nga- Ba Lan (1919-1921)
Mở đầu bài viết, Sputnik dẫn lời Đại sứ Nga Andreyev, rằng Ba Lan không muốn dư luận hiểu sâu một số giai đoạn lịch sử của Balan, bởi "bất lợi, giữa kín càng lâu càng tốt".
Trong đó có câu chuyện liên quan đến số phận hàng chục ngàn tù nhân Liên Xô trong chiến tranh Nga- Ba Lan diễn ra từ năm 1919 đến 1921. Nhiều tù binh bị chết vì đói, bệnh tật không được cứu chữa và bị tra tấn trong các trại tập trung ở Ba Lan.
Vào ngày 28/7/2000, công trình Đài tưởng niệm sĩ quan Ba Lan và thường dân Liên Xô bị giết hại bởi NKVD (Bộ Nội vụ Dân ủy) năm 1940 đã được xây dựng tại Nga, cách Smolensk 20 km, giữa làng Gnezdovo và Katyn, nơi từng xảy ra được báo chí phương Tây gọi là sự kiện rừng Katyn hay Vụ thảm sát rừng Katyn.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là "nổi của tảng băng chìm khổng lồ" về một cuộc chiến giữa Liên Xô và Ba Lan những năm đầu thế kỷ trước. Trái ngược với Liên Xô, Ba Lan không muốn có tượng đài này bởi nó liên quan đến số phận hàng chục ngàn tù binh Liên Xô chết thảm trong các nhà trại giam của Ba Lan.
Mọi việc bắt đầu từ chiến tranh?
Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921) diễn ra giữa nước Nga Xô Viết (Liên Xô) và Ba Lan từ năm 1919 đến 1921 trên lãnh thổ Ba Lan, Belarus, Latvia, Litva và Ukraina.
Nó được khơi ngòi ngay sau khi Ban Lan được trao trả độc lập. Năm 1772, Ba Lan muốn phục hồi biên giới bằng cách đánh chiếm và đô hộ một số vùng đất của người Belarus và Ukraina.
Được sự hậu thuẫn của Anh, Pháp, Mỹ, và sau đó là Đức để tiêu diệt nước Nga Xô viết, Ba Lan сho rằng trong khi cách mạng Nga lộn xộn là cơ hội lý tưởng Ba Lan chiếm Belarus và Ukraina, giúp Ba Lan vươn lên thành cường quốc ở châu Âu.
Về phần mình, chính quyền Xô Viết muốn khôi phục lãnh thổ thuộc Đế chế Nga trước Thế chiến thứ nhất, vốn đã chịu mất nhiều phần đất do sự hỗn loạn của nội chiến và các cuộc tấn công của phương Tây.
Ngoài ra, Liên Xô còn ủng hộ việc thiết lập các nhà nước XHCN ở châu Âu. Sau cách mạng tháng 11 ở Đức (1918), Thỏa thuận hòa bình Brest giữa Liên Xô với Đế quốc Đức trở nên vô hiệu.
Với sự rút lui của quân Đức, Hồng Quân bắt đầu tiến mạnh về phía Tây nhằm thu hồi các vùng lãnh thổ bị Đế quốc Đức chiếm đóng trong Thế chiến I, từ đây cuộc chiến Nga-Ba Lan bùng nổ, khởi đầu bằng việc quân Ba Lan tấn công Nga, vượt sông Neman hồi tháng 3/1919.
Theo Sputnik, năm 1919, Ba Lan đã phát động chiến dịch quân sự đầy tham vọng nhằm chống Nga.
"Đến đầu năm 1920, Liên Xô đã chiến thắng thù trong nhưng họ lại phải đối mặt với giặc ngoài ở phía tây biên giới, đó là đội quân Ba Lan do nguyên soái kiêm tư lệnh Jozef Piłsudski đứng đầu.
Piłsudski là một nhân vật đầy tham vọng và bí ẩn, muốn bành trướng biên giới, nơi từ năm 1772 Ba Lan tự xem là lãnh thổ của mình, và xa hơn, biến Ba Lan thành một cường quốc vĩ đại", Giáo sư Michael Jabara Carley, người Canada ở Đại học Montreal nêu khá rõ trong nghiên cứu mang tên Chính sách đối ngoại chống Bolshevik của Pháp: Khủng hoảng Ba Lan năm 1920.
Để thực hiện ý đồ này, Ba Lan đã lớn tiếng phê phán Tiệp Khắc và quyết chiến giành lại lãnh thổ với cả người Lithuania, lẫn Ukraine.
Theo giới sử học, đầu năm 1919 Piłsudski đã giành được những chiến thắng nhất định, nhất là khi người Bolshevik còn mải mê nội chiến.
Vào tháng Tư 1920, quân đội Ba Lan đã khởi động một cuộc tấn công quy mô, chiếm được Kiev (Ukraina) vào đầu thắng Năm. Ngay lập tức Hồng quân Liên Xô đã phản công, buộc Ba Lan phải rút khỏi Kiev, chạy về phía tây trong bối cảnh thất bại.
Jozef Piłsudski, tư lệnh trưởng quân đội Ba Lan, người nuôi tham vọng muốn biến Ba Lan thành cường quốc vĩ đại
Để hỗ trợ Ba Lan, Pháp đổ hàng trăm triệu franc vào cho quốc gia này. Với nhân sách ước khoảng 350 triệu franc, Pháp đã đào tạo và trang bị cho khoảng 70.000-80.000 binh sĩ thuộc đội quân Jozef Haller, vốn đã được triển khai tại Ba Lan sau khi Thế chiến I.
Chính phủ Pháp còn gửi một phái đoàn quân sự lớn đến Ba Lan gồm 600 cố vấn cấp cao để giúp Ba Lan lấy lại tinh thần, nhằm tấn công vào Liên Xô. Ngày 18/3/1921, Hoà ước Riga đã được ký kết với sự tham dự của Ba Lan, Liên Xô (thay mặt cho cả Belarus và Ukraine).
Thể theo các điều ước, Ba Lan đã có được một lãnh thổ rộng hơn 200.000 km2 thuộc vùng phía tây Ukraine và tây Belarus. Điều đáng nói, chỉ có 15% cư dân sống địa phương tại hai vùng lãnh thổ này là người Ba Lan.
Các vùng này sau đó đã được trả lại cho Liên Xô theo Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, khi chính phủ Ba Lan ta và trốn khỏi đất nước hồi đầu tháng 9/1939 sau khi Phát xít Đức khơi mào Thế chiến II.
Theo cuốn The Polish Captivity của giáo sư Matveyev ở Đại học Quốc gia Moscow, trong cuộc chiến Ba Lan-Xô đã có hơn 150.000 quân nhân quân sự của Liên Xô bị bắt, trở thành tù binh chiến tranh, giam giữ trong các trại tập trung của Ba Lan tại Strzalkowo, Pikulice, Wadowice và Tuchola.
Trích dẫn các tài liệu lưu trữ của Nga và Ba Lan giáo sư Matveyev cho biết, Ba Lan đã bắt 206.877 binh lính Hồng quân Liên Xô, trong số này có khoảng 60.000 đến 83.500 chết trong tù do điều kiện sống kham khổ, chủ yếu là chết đói, bị tra tấn và bệnh tật.
Trong Bản ghi nhớ ngày 9/9/1921 gửi cho Đại sứ quán Ba Lan tại Moscow, Trưởng Dân uỷ Ngoại giao RSFSR, Liên Xô G. Chicherin có đề cập:
"... trong vòng hai năm có tới trên 60.000 người Nga chết tại Ba Lan", nhưng Warsaw vẫn im lặng.
Phóng viên Liên Xô cũng như các đại diện thuộc các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Hội Chữ thập đỏ quốc tế cũng phản đối về việc đối xử vô nhân đạo của Ba Lan đối với tù binh Liên Xô.
Trong khi được vận chuyển đến các trại của Ba Lan, binh lính Liên Xô đã bị đối xử vô nhân đạo, người bị thương không được cứu chữa, người thì bị chết đói và giá lạnh, thậm chí khi đến trại còn bị tra tấn, nhục hình và ngược đãi tiếp.
Người Ba Lan đã không đoái hoài đến số phận của những người này, họ đã đi ngược lại với Công ước Geneva.
Theo BBC, sau khi ký hòa ước Riga, chiến tranh chính thức được chấm dứt, ấn định đường biên giới và các mối quan hệ giữa hai nước. Theo ước tính, trong số 105-115 ngàn tù binh Nga bị phía Ba Lan bắt giữ, có chừng 80 ngàn bị giam trong các trại tù (số còn lại đứng sang phía Ba Lan).
Vụ thảm sát rừng Katyn hiện đang là đề tài tranh cãi để các bên đổ lỗi cho nhau
Phản ánh về tình cảnh bi thương này, nhà văn Xô Viết nổi tiếng Alexander Serafimovich, sau là phóng viên đặc biệt cho tờ Izvestia và Pravda ở Ba Lan đã viết:
"Sự tra tấn và nhục hình mà Hồng quân phải chịu làm cho thế giới phải rùng mình về sự tàn bạo mà quân đội Ba Lan đã áp dụng, vừa tra tấn vừa hô \'diệt hết những con Chó Đỏ, những kẻ xâm lược Nga\'.
Trong khi đối xử vô nhân đạo đối với tù binh Nga thì Warsaw lại bỏ qua việc chăm sóc thương binh ốm yếu, thậm chí Ba Lan còn ngăn cản sự giúp đỡ nhân đạo của các nước láng giềng đối với tù binh Hồng quân Liên Xô ".
Warsaw không muốn thừa nhận bất kỳ hành vi sai trái nào. Theo nhà sử học Ba Lan Zbigniew Klemens Karpus đã khẳng định, số lượng tù binh Liên Xô lên tới 80.000 đến 110. 000 người.
Có khoảng 70.000 binh lính Nga được trả về cho Liên Xô theo Hoà ước Riga, chỉ có 18.000 người bị chết đói và ngược đãi trong các trại giam của Ba Lan.
Tuy nhiên, theo tài liệu được bảo quản tại Lưu trữ Quân đội Trung ương Ba Lan (CAW) thì con số này không khớp. Giáo sư Matveyev đã chỉ ra cho thấy, quân đội Ba Lan đã bí mật giam giữ số lượng tù nhân thực tế vượt trên 150.000 người.
Cũng theo hồ sơ CAW ngay con số 18.000 tù nhân của Liên Xô đã chết trong các trại tập trung Ba Lan cũng không chính xác bởi theo Đại tá Ignacy Matuszewski ở Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ba Lan viết trên tờ Jozef Pilsudsky số ra ngày 1/2/1922 "... Đặc biệt, chỉ riêng trại của Tuchola ... đã có khoảng 22 ngàn Hồng quân Liên Xô bị chết thảm".
Tháng 9/1998, Tổng công tố Nga Yuri Chayka đã gửi thư cho Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan yêu cầu tiến hành cuộc điều tra chính thức về cái chết của những người lính Nga bị bắt trong cuộc chiến Ba Lan-Xô năm 1919-1921.
Bức thư khẳng định có 83.500 tù nhân Nga đã bị chết trong trại tập trung Ba Lan do điều kiện sống cực khổ, vô nhân đạo do Ba Lan gây ra.
Liên quan đến sự kiện này Benjamin B. Fischer, sau đó lành viên Hiệp hội Lịch sử của Trung tâm CIA chuyên nghiên cứu về tình báo, đã công bố báo cáo liên quan, phát hành năm 2000, cho biết, phía Ba Lan đã "cố tình bác bỏ cáo buộc này".
Theo RIA Novosti, hồi tháng 10/2014, Hiệp hội lịch sử Quốc phòng Nga (RMHS) đã đề nghị chính phủ Ba Lan cho phép xây dựng một đài tưởng niệm dành cho tù binh Liên Xô bị chết khi giam giữ ở Ba Lan tại Nghĩa trang Krakow.
Đề xuất đã bị chính phủ Ba Lan bác bỏ thẳng thừng, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan, Grzegorz Schetyna còn coi đây là "hành động khiêu khích", nên đến nay, sáng kiến của RMHS vẫn còn nằm trong hộc tủ.
Theo http://baodatviet.vn/
TIN LIÊN QUAN
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây đang "cắt đứt xương sống" của nền kinh tế Nga, nước này đang rất cần phát triển các thị trường mới cho các công ty dầu khí.
12/03/2023
Bất chấp các lệnh trừng phạt, hàng hóa phương Tây vẫn đang được đưa vào Nga trên những chuyến xe tải chạy qua vùng núi Kavkaz ở Gruzia.
16/01/2023
Nguyên nhân nào khiến Mỹ vẫn chưa tịch thu kho dự trữ ngoại hối của Nga bất chấp đã phong tỏa từ lâu là vấn đề gây ra nhiều thắc mắc.
16/01/2023
Ít nhất 4 siêu tàu chở dầu thuộc sở hữu của Trung Quốc đang vận chuyển dầu thô Urals của Nga đến Trung Quốc trong bối cảnh Moscow tìm kiếm tàu để xuất khẩu dầu.
14/01/2023
Theo hãng truyền thông Đức DW, hậu quả của cuộc chiến ở Ukraine là Nga đã mất châu Âu - nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất và là khách hàng chính mua năng lượng của nước này.
03/01/2023
Dữ liệu do Reuters thu thập được từ 11 quỹ đầu tư phương Tây cho thấy số vàng Nga trị giá 2,2 tỷ USD ở mức giá hiện tại đã bị rút khỏi tài khoản trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 11/2022...
03/01/2023
Ngày 30/12/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga đã công bố số lượng các mỏ khoáng sản và hydrocarbon được phát hiện trong năm ở nước này.
03/01/2023
Chiến sự tại Ukraine kéo lạm phát nhiều nơi lên cao kỷ lục, buộc các nước ồ ạt nâng lãi suất, đẩy nền kinh tế đến bờ vực suy thoái.
24/12/2022
Chuyên gia hàng không Gusarov xua tan nỗi lo ngại do phụ tùng thay thế không chính hãng cho máy bay Boeing và Airbus ở Nga.
28/10/2022
Trong khi Nga và một số nước châu Âu khác cố gắng điều tra về nguyên nhân vụ rò rỉ khí đốt ở đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2, nhiều chuyên gia cảnh báo sự cố này có thể gây ảnh hưởng tới thế giới.
29/09/2022