Vietnews.ru
Tham khảo

Trung Quốc: Nga bị trừng phạt vì Putin khác Gorbachev, Yeltsin

10/05/2018 (Đọc 9 phút)

Xem thêm:

Nga và Mỹ khó có thể hòa giải do những nguyên nhân sâu xa và chính Mỹ đẩy Nga-Trung xích lại gần nhau.

Nga-Mỹ không thể hòa giải?

Trong một bài phân tích mới đây, tạp chí Thế giới đương đại của Trung Quốc đưa ra nhận định Tổng thống Putin chịu sức ép từ phương Tây do ông không tiếp tục đường lối “thân” phương Tây của các nhà lãnh đạo trước đây là Gorbachev và Yeltsin.

Mỹ và các đồng minh đã bao vây trừng phạt về mặt kinh tế, thâm nhập lật đổ về mặt chính trị, gièm pha gây tổn hại về mặt dư luận, chèn ép cô lập về mặt ngoại giao, bao vây kiềm chế về mặt quân sự, dùng bất cứ thủ đoạn tồi tệ nào đối với Nga. Mục tiêu của phương Tây là công kích uy tín của Tổng thống Putin, làm lung lay nền tảng cầm quyền của ông,

Giới phân tích Trung Quốc nhận định cuộc đối đầu ngấm ngầm giữa Mỹ và Nga ở Syria vẫn chưa thật sự kết thúc, cuộc xung đột vòng mới đã bắt đầu, nơi cạnh tranh của hai bên còn bao gồm cả bán đảo Triều Tiên và khu vực Trung-Đông Âu.

Nga-Mỹ khó hòa giải mâu thuẫn?

Những nguyên nhân chính khiến quan hệ Mỹ-Nga khó có thể hòa giải được kể ra gồm: ký ức lịch sử đối lập, mục tiêu chiến lược xung đột, khả năng hạt nhân hủy diệt lẫn nhau.

Mỹ vẫn lo ngại về sự đối đầu giữa hai nước trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chưa bao giờ từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh, cũng không cho phép Nga giành lại vị thế vốn có.

Nhưng sức mạnh quốc gia của Nga dần dần khôi phục sau khi Tổng thống Nga lên nắm quyền. Đây là điều mà Mỹ không muốn nhìn thấy.

Giới phân tích Trung Quốc cho rằng, Mỹ biết rõ Nga sẽ không quên vai trò của Mỹ trong quá trình Liên Xô tan rã và trong giai đoạn hỗn loạn thông qua thủ đoạn tài chính để tước đoạt của cải của Liên Xô.

Do đó, Mỹ muốn ngăn chặn “hậu họa” thì chỉ còn cách làm suy yếu hơn nữa, thậm chí hoàn toàn hủy diệt Nga.


Trước đây, Nga đã thực thi “liệu pháp sốc” theo yêu cầu của Mỹ nhằm giành được sự đồng thuận của phương Tây nhưng chưa bao giờ thành công, trái lại bị phương Tây từng bước gây sức ép đến mức lo lắng hoang mang.

Việc NATO mở rộng về phía Đông, Đông Âu bố trí hệ thống tên lửa đạn đạo, cuộc cách mạng màu Ukraine, cuộc chiến Syria… đều nhằm thẳng vào lợi ích truyền thống của Nga.

Đáng chú ý, giới phân tích Trung Quốc cho rằng nếu Tổng thống Putin không phản kháng mạnh mẽ, Nga rất có thể bị phương Tây làm cho tan rã.

Bên cạnh đó, Mỹ và Nga cũng xung đột về mục tiêu chiến lược khi mục tiêu chính sách hàng đầu của Mỹ là bảo vệ địa vị bá quyền của mình, tuyệt đối không cho phép hai đầu Đông-Tây ở lục địa Á-Âu có bất kỳ nước thách thức nào trỗi dậy.

Xét từ góc độ an ninh quân sự, 3 trụ cột mà Mỹ thao túng là NATO ở châu Âu với Liên minh quân sự ở Trung Đông là Israel và Saudi Arabia… và Liên minh quân sự Mỹ-Nhật-Hàn ở Đông Á đều đồng thời phải đối mặt với thách thức của Nga ở khu vực Trung Đông và châu Âu, do vậy chắc chắn sẽ chèn ép không gian chiến lược của Nga.

Bên cạnh đó, khả năng hủy diệt lẫn nhau bằng sức mạnh hạt nhân cũng khiến mâu thuẫn Nga-Mỹ thêm gay gắt. Theo giới phân tích Trung Quốc, mặc dù về mặt kinh tế Nga được xếp vào quốc gia hạng hai, nhưng thực lực quân sự của Nga vẫn là mối đe dọa đối với Mỹ.

Vũ khí hạt nhân chiến lược mà Nga sở hữu có thể hủy diệt Mỹ nhiều lần, luôn là mối đe dọa hiện thực mà Mỹ phải đối mặt, trở thành điều “đại kỵ” trong hành động quân sự của nước này ở Syria, Ukraine và bán đảo Triều Tiên.

Trong Thông điệp Liên bang ngày 1/3, Tổng thống Putin đã giới thiệu loạt vũ khí tiên tiến nhất của Nga, cho biết các biện pháp trừng phạt không thể kiềm chế sự phát triển của nước này trong các lĩnh vực như quân sự. Đây được xem là lời cảnh báo đối với Mỹ và phương Tây.

Trước đó, Tổng thống Putin cũng không hề che giấu sức mạnh quân sự và sử dụng ngoại giao quân sự: năm 2011 tái khởi động máy bay ném bom chiến lược tuần tra, từng bay gần phía trên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ;

Ngày 4/6/2014, 4 chiếc máy bay ném bom Tu-95 đã bay cách bờ biển California khoảng 80 km.

Từ cuộc chiến Chechny, Gruzia cho tới cuộc khủng hoảng Ukraine và cuộc chiến Syria, Nga đã phát huy được một cách tinh tế chức năng ngoại giao quân sự.

Khẳng định tình bằng hữu với Nga

Trên cơ sở thực trạng, nguyên nhân gây mâu thuẫn và động thái của các bên, giới phân tích Trung Quốc đưa ra nhận định về sự đối đầu trong tương lai giữa Nga và Mỹ mà trước hết là tại khu vực Trung Đông.

Trong quý III năm 2017, Mỹ tăng thêm 33% binh lính ở Trung Đông. Báo chí Mỹ còn tiết lộ năm 2018 Mỹ sẽ cung cấp vũ khí trị giá khoảng 393 triệu USD cho Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) lấy người Kurd là chính, chi thêm hơn 100 triệu USD để huấn luyện 30.000 “lính an ninh biên giới”.

Tuy nhiên, việc Nga tổ chức thành công Hội nghị Sochi đã gạt Mỹ ra ngoài tiến trình chính trị ở Syria. Do đó, giới phân tích Trung Quốc dự đoán Mỹ sẽ không chịu “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Nga vẫn duy trì lực lượng mạnh tại Syria

Để cân bằng với Mỹ, Tổng thống Putin tuyên bố rút quân khỏi Syria, nhưng trong quá trình rút quân bị các phần tử khủng bố tập kích. Tiếp đó là vụ việc Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov bị ám sát.

Theo giới phân tích Trung Quốc, đây đều là thủ đoạn để Mỹ ly gián mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Do việc thỏa hiệp với Mỹ không có hy vọng, Nga phải trở lại Trung Đông để giành thế chủ động.

Ngoài ra, không loại trừ khả năng Mỹ sẽ nhóm lại cuộc khủng hoảng Ukraine. Ngày 8/11/2017, Quốc hội Mỹ đã cấp 4,6 tỷ USD kinh phí dùng cho kế hoạch thực thi kiềm chế Nga ở châu Âu, tăng cường tiềm lực quân sự của Mỹ ở châu Âu và lòng tin đối với các đồng minh NATO.

Kế hoạch này bao gồm 350 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine và 100 triệu USD dùng để tăng thêm khả năng phòng thủ cho các nước Baltic. Mỹ bán tên lửa chống tăng cho Ukraine là muốn thông qua “ngòi nổ” cuộc khủng hoảng Ukraine hướng cuộc hỗn loạn ở Trung Đông sang phía Đông Âu.

Nhưng nếu làm như vậy, Mỹ có thể đẩy châu Âu về phía Nga. Cũng như sự hỗn loạn ở Đông Nam Âu dẫn đến Chiến tranh Kosovo khiến cho việc đồng euro thách thức đồng USD bị thất bại, sự hỗn loạn ở Đông Âu sẽ khiến cho nền kinh tế EU cất bước khó khăn hơn.

Châu Âu vừa cần Nga giúp cân bằng sức ép quân sự của Mỹ, vừa cần nguồn tài nguyên của Nga để xóa bỏ mối đe dọa từ việc độc quyền nguồn năng lượng của Trung Đông mà Mỹ kiểm soát.

Theo giới phân tích Trung Quốc, Mỹ sẽ không ngừng gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga nhưng kinh tế Nga đã dần phục hồi. Nguyên nhân là do quan hệ kinh tế Mỹ-Nga có giới hạn, châu Âu phối hợp một cách dè dặt.

Đặc biệt, tờ báo Trung Quốc “kể công” khi cho rằng nước này đã “kịp thời dang tay giúp đỡ” Nga. Theo đánh giá của giới phân tích Trung Quốc, các biện pháp bao vây và trừng phạt của Mỹ và phương Tây về mặt kinh tế khiến Nga “nhanh chóng tụt xuống quốc gia hạng hai kiếm sống chủ yếu dựa vào việc bán tài nguyên”.

Đáng chú ý, một sự so sánh rất “trực quan” được đưa ra là, tổng sản lượng kinh tế của Nga chỉ tương đương với tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.

Nhân đây, giới phân tích Trung Quốc cũng chỉ ra tác động của mối quan hệ Nga-Mỹ đối với Trung Quốc. Điển hình là “Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia” và Sách Trắng Quốc phòng của Mỹ mới công bố tiếp tục đề cập tới mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc. Do đó, không thể lại trở thành “khán giả” trong cạnh tranh Mỹ-Nga.

Chiến lược gia Mỹ Henry Kissinger được cho là đã nhiều lần gặp riêng Tổng thống Mỹ Donald Trump để trò chuyện nhằm tái diễn trò chơi Chiến tranh Lạnh liên kết Nga kiềm chế Trung Quốc.

Giới phân tích Trung Quốc khẳng định chính Mỹ dồn ép đẩy Trung Quốc và Nga sát lại gần nhau, đồng thời 2 nước nhận thức được rằng chỉ có dựa vào nhau thì mới có thể bảo vệ tốt hơn an ninh của mỗi nước.

Theo Baodatviet.vn


Tags: Putin, Gorbachev, Yeltsin



TIN LIÊN QUAN

Kể từ khi nổ ra cuộc xung đột quân sự tại Ukraine, các nước láng giềng phương Bắc của Nga như Phần Lan và Thụy Điển đã có những bước chuyển rõ rệt về chính sách sau nhiều năm duy trì đường lối trung lập. Sức ép trong nội bộ đòi các nước này phải nhanh chóng gia nhập NATO để đổi lấy đảm bảo an ninh tăng lên rõ rệt...

Tham khảo,

14/05/2022

Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.

Tham khảo,

11/05/2022

77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…

Tham khảo,

10/05/2022

Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.

Tham khảo,

10/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022