Vietnews.ru
Tham khảo

Vì sao nỗ lực xích lại gần nhau của Nga và Mỹ thất bại?

11/08/2017 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Tờ Gazeta.ru của Nga mới đây đã cho đăng tải bài phỏng vấn cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul về nguyên nhân làm thất bại các nỗ lực đưa quan hệ Nga-Mỹ xích lại gần nhau.
Vì sao nỗ lực xích lại gần nhau của Nga và Mỹ thất bại?
Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump
Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, ngay sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã có chủ trương tăng cường quan hệ với Nga. Tuy nhiên, các nỗ lực này đã thất bại và ông McFaul cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lỗi của cả giới lãnh đạo Mỹ và giới lãnh đạo Nga.

Về phía Mỹ, mặc dù muốn cải thiện quan hệ với Nga nhưng Tổng thống Donald Trump lại không đưa ra được bất cứ biện pháp, đề xuất cụ thể nào. Các kế hoạch của Tổng thống Mỹ trong giải quyết quan hệ với Nga đều sụp đổ với lý do là các kế hoạch này quá là “trừu tượng”.

Trong khi đó, ông McFaul cũng cho rằng đáng ra Tổng thống Nga Putin nên có các nhượng bộ nhất định đối với Nhà Trắng để hai bên có thể cải thiện được tình hình. Một trong các nỗ lực tích cực kiểu này, theo cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, là việc Tổng thống Nga đáng ra đã có thể hủy bỏ lệnh cấm công dân Mỹ nhận trẻ em Nga làm con nuôi.

“Đó chỉ là các hành động mang tính biểu tượng để chứng tỏ rằng ông ấy (Tổng thống Nga Putin) muốn hợp tác với ông Donald Trump. Tuy nhiên, ông Putin lại không thực hiện hành động này”- ông McFaul nói.

Việc gần như buộc phải ký thông qua các đạo luật mới cấm vận Nga là biểu hiện rõ nhất cho sự thất bại trong chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Donald Trump đã sai lầm khi không thảo luận với các nghị sỹ Mỹ về đối thoại với Nga và không giải thích cho họ biết được các dự định của mình. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ đã hành động một cách “mù quáng” mà không tiến hành bất cứ cuộc tư vấn nào với các đối tác châu Âu.

“Người chịu trách nhiệm chính cho các lệnh cấm vận hiện nay chính là ông Donald Trump. Ông ấy không có thái độ thực sự nghiêm túc đối với vấn đề này”- cựu Đại sứ Mỹ tại Nga khẳng định.

Theo ông McFaul, ông là người rất ủng hộ quan điểm của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trong việc phối hợp hành động chặt chẽ giữa Mỹ với châu Âu. Ông cũng cho rằng Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện được bước đi nào đó tích cực trong quan hệ với Nga. Tổng thống Donald Trump rõ ràng là không muốn mất đi các tiềm lực chính trị của mình để kiên quyết bảo vệ quan điểm hợp tác với Nga trong bối cảnh Mỹ đang tiến hành các cuộc điều tra về “sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ”.

Ông McFaul cũng đưa ra bình luận của mình về cuộc chiến chống “chiến tranh thông tin” của Nga mà chính quyền Mỹ đang tiến hành. Theo đó, hiện nhiều quốc gia đang sử dụng các phương tiện truyền thông để tăng cường ảnh hưởng của mình trên thế giới một cách không cân xứng.

Trên các mạng xã hội của Nga hoàn toàn không tìm thấy các chương trình hoạt động do Chính phủ Mỹ tài trợ. Trong khi đó, các nội dung của kênh truyền hình RT của Nga xuất hiện nhiều trên truyền hình Mỹ và đài Sputnik đã bắt đầu hoạt động tại Washington.

Được biết, Nga đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc của Mỹ về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Mỹ. Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitri Peskov đã gọi các cáo buộc này là vô căn cứ. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, khi được hỏi về “sự can thiệp của Nga” vào các cuộc bầu cử ở Mỹ, Pháp và Đức, cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng hiện không có bất cứ bằng chứng nào khẳng định điều này.

Hồi tháng 1/2017, cộng đồng tình báo Mỹ đã cho công bố bản báo cáo về “sự can thiệp của Nga” vào bầu cử ở Mỹ. Trong bản báo cáo này, phần khá lớn dung lượng được dùng để nói về hoạt động của các hãng thông tấn RT và Sputnik của Nga. Tuy nhiên, họ lại không đưa ra được các bằng chứng cụ thể về “ảnh hưởng của Moscow” lên bầu cử với lý do phải giữ bí mật. Trong khi đó, lãnh đạo Sputnik và RT khẳng định rằng họ chỉ đơn giản là nói về những gì đang diễn ra ở Mỹ.

Theo http://infonet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Kể từ khi nổ ra cuộc xung đột quân sự tại Ukraine, các nước láng giềng phương Bắc của Nga như Phần Lan và Thụy Điển đã có những bước chuyển rõ rệt về chính sách sau nhiều năm duy trì đường lối trung lập. Sức ép trong nội bộ đòi các nước này phải nhanh chóng gia nhập NATO để đổi lấy đảm bảo an ninh tăng lên rõ rệt...

Tham khảo,

14/05/2022

Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.

Tham khảo,

11/05/2022

77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…

Tham khảo,

10/05/2022

Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.

Tham khảo,

10/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022