Xuất khẩu quốc phòng Nga khiến phương Tây 'phá sản'
Mới đây nhất là hôm 9/9, hãng thông tấn TASS cho biết, nhà máy cơ điện Kupol chuyên sản xuất hệ thống tên lửa Tor và Osa của tiếp tục tăng sản lượng trong năm nay lên 647% bất chấp lệnh trừng phạt phương Tây.
Văn phòng báo chí của nhà máy Kupol cho biết: “Bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, nhà máy Kupol vẫn duy trì sản lượng lên tổng cộng 5.819 triệu Rúp (khoảng 87 triệu USD) trong vòng 7 tháng qua, tăng 647,5% so với cùng kỳ năm ngoái”.
Hệ thống tên lửa phòng không Tor.
Cùng với đó, mức lương trung bình hàng tháng ở nhà máy bay là 35.912 Rúp (khoảng 528 USD) trong 6 tháng đầu năm 2015, tăng 10,7%.
Được biết, Kupol là công ty con của CTCP Almaz-Antey đang nằm trong danh sách trừng phạt của phương Tây – hiện nắm các đơn đặt hàng từ chính phủ từ nay cho tới cuối năm cùng với các hợp đồng thực hiện cho chừng 3-4 năm tới.
Nhiều chuyên gia nhận định, sản lượng của nhà máy cơ điện này trong năm 2015 sẽ vượt so với năm trước cả về khối lượng và giá trị. Ngoài sản phẩm đình đám là hệ thống tên lửa đất đối không Tor và Osa cùng, Kupol còn các sản phẩm thương mại như quạt sưởi, máy sưởi hồng ngoại, thiết bị nhà máy điện hạt nhân…
Trước khi Kupol tuyên bố vẫn làm ăn khấm khá bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, Tập đoàn Kalashnikov với dòng sản phẩm đình đám là súng trường AK cũng có truyên bố tương tự.
Theo thông báo của Kalashnikov, lợi nhuận của tập đoàn này đã tăng lần đầu tiên trong vòng 7 năm qua, và tổng lợi nhuận sau thuế của tập đoàn vũ khí này có thể lên tới 73,5 triệu USD do biến động tỷ giá giữa đồng Rúp và USD trong những tháng gần đây. Cụ thể, trong năm 2014 ước tính đạt 46 triệu USD tăng 28% so với năm 2013.
Ngoài ra, Tập đoàn vũ khí Kalashnikov còn đang thực hiện chiến lược phát triển mới trong giai đoạn từ nay cho đến 2020, nhằm mở rộng các thị trường tiềm năng cũng như các thị trường truyền thống góp phần đẩy mạnh doanh thu và doanh số bán hàng.
Bên trong xưởng sản xuất của Tập đoàn Kalashnikov.
Theo một hợp đồng phân phối được ký hồi năm 2013 thì dự kiến hãng này sẽ xuất sang Mỹ, thị trường vũ khí dân sự lớn nhất thế giới, 200.000 khẩu súng trường. Đây là một thỏa thuận đầy tham vọng khi so với sản lượng hiện nay của Kalashnikov là 150.000 khẩu súng trường dân sự một năm.
Song dự định này đã tan biến khi chính phủ Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên Kalashnikov do sự can dự của Nga tại Ukraine. Hãng này cũng bị đẩy ra khỏi thị trường Châu Âu khi EU áp dụng lệnh cấm vận tương tự hồi tháng 7 năm nay.
Tuy nhiên, Kalashnikov đã tìm cách \'lách luật\' khi đồng ý cho công ty RWC - công ty nhập khẩu và phân phối súng AK lớn nhất tại Mỹ) được phép sản xuất súng AK-47 trên đất Mỹ.
“Thị trường Mỹ rất quan trọng đối với chúng tôi”, CEO của Kalashnikov, ông Alexei Krivoruchko, thừa nhận trong buổi họp báo công bố thương hiệu và chiến lược phát triển mới từ nay đến năm 2020.
Trọng tâm của chiến lược này là những hình ảnh nhận diện thương hiệu mới cho 3 dòng sản phẩm chủ lực, súng quân dụng Kalashnikov, súng săn Baikal và súng thi đấu thể thao Izhmash.
Bên cạnh đó là kế hoạch khai phá những thị trường mới, như Nam Mỹ, Châu Á-Thái Bình Dương, và Châu Phi, nhằm bù đắp cho việc thị trường Mỹ bị ảnh hưởng. Mục tiêu chính là tăng gấp 4 lần doanh thu và mở rộng sản lượng lên 300.000 sản phẩm một năm và trở thành nhà sản xuất vũ khí cá nhân hàng đầu thế giới vào 2020.
Theo http://baodatviet.vn
TIN LIÊN QUAN
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.
12/06/2022
Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
12/06/2022
Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
09/06/2022
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022