EU nhất trí cấm vận Belarus
Các nhà ngoại giao EU thông qua hàng loạt biện pháp cấm vận Belarus với lý do nước này hỗ trợ Nga trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Pháp, nước chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU), hôm nay thông báo các nhà ngoại giao trong khối đã phê duyệt các biện pháp cấm vận nhằm vào "quan chức chính phủ và quân đội liên quan tới hoạt động quân sự của Nga", cũng như một số lĩnh vực kinh tế của Minsk, đặc biệt là gỗ, thép và kali.
Trước thông báo mới hôm nay, EU đã áp cấm vận với Belarus kể từ sau các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hồi tháng 8/2020. EU đã cấm nhập kali của Belarus nhưng các nhà ngoại giao cho biết Belarus vẫn xuất khẩu kali sang EU thông qua Ukraine và cũng đã tăng cường xuất khẩu sang EU các sản phẩm dầu thu được từ than đá.
Hồi đầu tuần, quan chức EU nói mục đích của lệnh trừng phạt mới là ngăn xuất khẩu thêm hàng hóa từ Belarus vào khối.
Hãng thông tấn nhà nước Belarus Belta hôm qua đưa tin Tổng thống Lukashenko tuyên bố nước này không có kế hoạch tham gia chiến dịch quân sự của Nga. Ông Lukashenko cũng bác bỏ cáo buộc từ Kiev rằng quân đội Nga đang tiến công vào Ukraine từ lãnh thổ Belarus, nhưng thêm rằng Minsk đang điều thêm quân tới biên giới với nước láng giềng để "ngăn chặn bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Belarus".
Belarus hôm 27/2 mở trưng cầu dân ý, với 65,16% công dân đồng ý từ bỏ quy chế phi hạt nhân hóa và trung lập của đất nước. EU bày tỏ lo ngại động thái có thể giúp Belarus cho phép Nga đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình.
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 với mục tiêu "phi vũ trang và phi phát xít hóa Ukraine". Sau 6 ngày triển khai chiến dịch, lực lượng Nga đã kiểm soát được Berdyansk, thành phố duyên hải ở đông nam Ukraine và tuyên bố kiểm soát thành phố Kherson ở miền nam nước này. Các đơn vị Nga cũng đang tăng cường bao vây nhiều thành phố lớn khác của Ukraine.
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.
23/04/2022
Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Baerbock ngày 20/4 cho biết nước này sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay theo lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.
21/04/2022
Người phát ngôn điện Kremlin cho biết, dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được Nga chuyển cho phía Ukraine với những điều khoản rõ ràng và hiện nay quyết định đang nằm ở Kiev.
20/04/2022
Megayacht mang tên Amadea của "ông trùm vàng" Suleiman Kerimov đã chịu cảnh bị giam lỏng, vì thủy thủ đoàn bị bắt khi ghé qua Fiji trên đường vượt đại dương.
20/04/2022
Cảnh sát Liên bang Đức ngày 13-4 thông báo họ đã tịch thu siêu du thuyền lớn nhất thế giới Dilbar liên quan đến tỉ phú Nga Alisher Usmanov.
14/04/2022
Nhà chức trách Ukraine đã tịch thu 10 tàu của Nga đang bảo dưỡng tại cảng Odessa và tuyên bố sẽ quốc hữu hóa.
13/04/2022
Ngày 12/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo rằng, IMF đã thống nhất tăng gói tài trợ hiện hành cho Moldova thêm 267 triệu USD để hỗ trợ nước này giải quyết hệ quả do cuộc xung đột tại Ukraine.
13/04/2022
Theo hãng tin Reuters, Ukraine đã chính thức cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa từ Nga, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây đưa ra quyết định tương tự và gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moskva.
10/04/2022
Nghị quyết kêu gọi đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền nhận được 93 phiếu thuận, 23 phiếu chống và 58 phiếu trắng.
07/04/2022