Vietnews.ru
Thế giới

Giao tranh Armenia - Azerbaijan leo thang

30/09/2020 (Đọc 3 phút)


Đài RT (Nga) ngày 30-9 dẫn tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết họ đã tiêu diệt hoặc gây thương tích cho khoảng 2.300 "quân địch" phía Armenia kể từ lúc cuộc giao tranh mới nhất nổ ra tại vùng Nagorno - Karabakh.

Ảnh được Bộ Quốc phòng Azerbaijan công bố cho thấy họ phá hủy một hệ thống phòng không của Armenia - Ảnh: Bộ Quốc phòng Azerbaijan

Phía Azerbaijan nói thêm rằng một hệ thống phòng không S-300 của Armenia đã bị phá hủy tại tiền tuyến ở vùng Nagorno - Karabakh, cùng với khoảng 130 xe tăng và hơn 200 hệ thống pháo.

"Trong cuộc giao tranh hôm qua (29-9) tại vùng Shushakend thuộc huyện Khojaly ở Nagorno - Karabakh, một hệ thống tên lửa phòng không S-300 thuộc về địch đã bị phá hủy", Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố ngày 30-9 của Bộ Quốc phòng Azerbaijan.

Trước đó, hôm 29-9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cảnh báo rằng các lực lượng vũ trang của họ sẽ phá hủy các hệ thống tên lửa S-300 của Armenia nếu những hệ thống này được triển khai ở vùng Nagorno - Karabakh.

Phía Armenia chưa lên tiếng về thông tin trên. Tuy nhiên, trước đó khi Azerbaijan tuyên bố đã tiêu diệt hàng trăm quân nhân Armenia, Armenia đã bác bỏ ngay. Người phát ngôn Shushan Stepanyan của Bộ Quốc phòng Armenia nói rằng con số thực tế là 16 quân nhân.

Trong khi đó, các quan chức ở vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorno - Karabakh cho biết có 80 quân nhân của họ đã thiệt mạng.

Cũng trong ngày 30-9, Thủ tướng Nikol Pashinyan của Armenia cho biết nước này không sẵn sàng tham gia các cuộc hòa đàm với Azerbaijan dưới sự dẫn dắt trung gian của Nga. Ông tuyên bố: "Cần có một bầu không khí và các điều kiện thích hợp để tổ chức đàm phán".

Nagorno - Karabakh là một vùng đất có đa số người Armenia sinh sống nhưng lại nằm bên trong lãnh thổ Azerbaijan. Nagorno - Karabakh đã tuyên bố độc lập nhưng cộng đồng quốc tế vẫn xem đây là một phần lãnh thổ của Azerbaijan. Trong khi đó, Armenia thường xuyên hỗ trợ Nagorno - Karabakh.

Cuộc giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan nổ ra hôm 27-9 sau khi cả hai cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn năm 1994. Cuộc đụng độ vẫn tiếp tục tới sáng 30-9 khi Azerbaijan cáo buộc Armenia nã pháo về phía thị trấn Tartar nằm ở phía tây Azerbaijan.

Cùng lúc đó, người phát ngôn Shushan Stepanyan của Bộ Quốc phòng Armenia nói rằng tình trạng nã pháo vẫn diễn ra dọc toàn bộ khu vực tiền tuyến ở Nagorno - Karabakh. Bà Stepanyan nói thêm có 2 máy bay không người lái của Azerbaijan đã bị bắn rơi ở thành phố Stepanakert của Nagorno - Karabakh.

Azerbaijan hiện được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã yêu cầu Armenia chấm dứt "chiếm đóng" Nagorno - Karabakh. Hôm 29-9, quân đội Armenia tuyên bố rằng tiêm kích Su-25 của họ đã bị một máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi. Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đều bác bỏ thông tin này.

Theo Tuoire.vn


Tags: Armenia,Azerbaijan,
#Armenia #Azerbaijan


TIN LIÊN QUAN

Việc Nga ngừng cấp khí đốt cho Bulgaria đang khiến nhiều công ty nước này thấp thỏm vì lo ngại thiếu hụt nguồn cung và giá cả tăng vọt.

Thế giới,

06/05/2022

Ủy ban châu Âu (EU) dự kiến loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu thô từ Nga trong vòng từ 6-8 tháng, nhưng một số nước thành viên EU phản đối và đang tìm kiếm các giải pháp miễn trừ trong đề xuất cấm vận dầu mỏ Nga.

Thế giới,

05/05/2022

Các Bộ trưởng năng lượng EU nhóm họp ngày 2/5 nhằm tháo gỡ những khó khăn của khối về năng lượng. EU đang đứng trước những bài toán khó cả trước mắt và lâu dài vì các đòn trừng phạt giữa EU và Nga trong lĩnh vực năng lượng càng ngày càng gây “sát thương” lớn hơn đối với nền kinh tế.

Thế giới,

03/05/2022

Quan chức thân Nga tại tỉnh Kherson, lãnh thổ Ukraine mà Nga đang kiểm soát, cho biết khu vực này sẽ bắt đầu dùng đồng ruble của Nga từ ngày 1/5.

Thế giới,

28/04/2022

EU không có đủ sự ủng hộ từ các nước thành viên để cấm vận hoàn toàn hoặc áp thuế trừng phạt dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga.

Một lệnh cấm đối với khí đốt Nga sẽ không thể chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đức và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ngày 22/4.

Thế giới,

23/04/2022

Tuần tới, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ tới Nga và Ukraine. Trọng tâm của hai chuyến đi là thảo luận về các biện pháp cấp bách để tái lập hòa bình tại Ukraine.

Ngoại trưởng Đức Baerbock ngày 20/4 cho biết nước này sẽ dừng nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay theo lộ trình giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga.

Thế giới,

21/04/2022

Người phát ngôn điện Kremlin cho biết, dự thảo thỏa thuận hòa bình đã được Nga chuyển cho phía Ukraine với những điều khoản rõ ràng và hiện nay quyết định đang nằm ở Kiev.

Thế giới,

20/04/2022

Megayacht mang tên Amadea của "ông trùm vàng" Suleiman Kerimov đã chịu cảnh bị giam lỏng, vì thủy thủ đoàn bị bắt khi ghé qua Fiji trên đường vượt đại dương.

Thế giới,

20/04/2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022