Vietnews.ru
Xã hội

Nước Nga sẽ không theo mô hình tư bản nhà nước

20/06/2011 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Phát biểu trước các nhà đầu tư tại Diễn đàn kinh tế Xanh Pê-téc-bua năm 2011, Tổng thống Nga Mét-vê-đép nhấn mạnh: Nước Nga sẽ không đi theo mô hình kinh tế dựa trên hệ tư tưởng của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Để trở thành một nước Nga hùng cường trong tương lai, nước Nga sẽ đi theo sự lựa chọn chiến lược là tăng cường vị trí của doanh nghiệp tư nhân. Chính quyền Nga quyết tâm thay đổi về chất cuộc sống của dân chúng, loại bỏ bất công và tham nhũng, đoàn kết toàn xã hội vì sự nghiệp hiện đại hoá đất nước.

Tổng thống Mét-vê-đép thừa nhận, vào đầu thế kỷ này, sự phát triển phụ thuộc quá nhiều vào vai trò nhà nước, xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng kinh tế đã lỗi thời, không còn phù hợp. Ông Mét-vê-đép nhấn mạnh không ủng hộ mô hình kinh tế như vậy, điều này có thể gây ra nguy cơ xấu cho tương lai của đất nước. Không phải tới thời điểm này, những lời lẽ tương tự như trên đã được đề cập ngay từ khi ông mới nhậm chức tổng thống, trong lời tuyên thệ nhậm chức hay trong thông điệp liên bang…Tổng thống Mét-vê-đép cho rằng, cần phát triển nền kinh tế đổi mới để xây dựng một nước Nga hùng cường.
Nước Nga sẽ không theo mô hình tư bản nhà nước
Tổng thống Mét-vê-đép phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Xanh Pê-téc-bua. Ảnh: Roi-tơ


Theo Tổng thống Mét-vê-đép, để đạt được các mục tiêu kinh tế chiến lược mà nước Nga đã đề ra, trước hết nước Nga cần thay đổi cơ cấu không phù hợp tại cơ quan chính quyền từ trung ương tới địa phương; đổi mới những thể chế xã hội và thể chế kinh tế. Tổng thống Mét-vê-đép cho rằng, lựa chọn một chính sách phù hợp sẽ bảo đảm tối đa cho hoạt động kinh tế năng nổ của hàng triệu người lao động được pháp luật và nhà nước bảo vệ. “Doanh nghiệp tư nhân và các nhà đầu tư tư nhân nên có vai trò nổi trội trong nền kinh tế nước Nga. Chính phủ sẽ có nghĩa vụ bảo vệ sự lựa chọn và sự sở hữu của những người tự nguyện chấp nhận phiêu lưu bằng quyền vốn và uy tín của mình”, Tổng thống Mét-vê-đép nói.

Trong một động thái thể hiện sự quyết tâm, Tổng thống Mét-vê-đép đã khẳng định hoạt động của các quan chức chính phủ các cấp sẽ bị kiểm soát gay gắt hơn và quan chức tham nhũng sẽ nhận hình phạt thật nặng. “Tất cả các quan chức tham nhũng và để mất lòng tin đều bị cách chức”, ông Mét-vê-đép nhấn mạnh. Đồng tình với ý kiến của Tổng thống Mét-vê đép và ban lãnh đạo nước Nga, nhưng các chuyên gia kinh tế Nga cho rằng, hành trình tư nhân hoá trong lĩnh vực kinh tế sẽ còn nhiều trở ngại do việc thực thi trên thực tế sẽ rất khó khăn. Theo chuyên gia kinh tế V.Ghim-pen-xơn (V.Gimpelson) thuộc Học viện khoa học Nga, chỉ động lực tư nhân hoá vẫn chưa đủ, cần phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác. Ông Ghim-pen-xơn phân tích, thông điệp của Tổng thống Mét-vê đép mong muốn nâng cao hơn nữa giá trị tính cạnh tranh trong nền kinh tế Nga, giảm sự độc quyền của các doanh nghiệp quốc doanh trong một số ngành nghề. Chuyên gia này cũng chỉ rõ, đối với nền kinh tế Nga, vấn đề quan trọng nhất vẫn là điều chỉnh cấu trúc kinh tế. Hiện cấu trúc kinh tế Nga phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu năng lượng như dầu mỏ, khí đốt. Như vậy, khi giá năng lượng và nguyên liệu thô quốc tế lên hoặc xuống đều có ảnh hưởng nặng nề đối với kinh tế Nga.

Ông Ghim-pen-xơn cũng cho rằng, không phải bây giờ nước Nga mới đề cập tới cải cách kinh tế, quá trình này thực ra cũng đã bắt đầu từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Ví dụ, việc cải cách tài chính đã được bắt đầu với sự cho phép của tư nhân và ngân hàng hợp tác thương mại. Quản lý công nghiệp đã được trao thẩm quyền mới và nông dân được khuyến khích cho thuê đất để sản xuất ngoài hệ thống nhà nước và các trang trại tập thể. Trong thương mại với nước ngoài, các doanh nghiệp đã được phép kinh doanh trực tiếp, kết thúc lịch sử độc quyền của nhà nước. Ông Ghim-pen-xơn cũng dẫn kết quả nghiên cứu của giới nghiên cứu kinh tế ở Nga cho thấy, để nước Nga có sự phát triển ổn định, bền vững, năng động, việc cực kỳ quan trọng là xây dựng cơ sở kỹ thuật và công nghệ của nền sản xuất; làm chủ công nghệ mới và cho ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, cũng như tích cực và chủ động tham gia thị trường hàng hoá và dịch vụ toàn cầu. Để làm được điều này, đòi hỏi phải cải tổ tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trước kết phải phát triển nền kinh tế có tư duy đổi mới, loại bỏ tư duy cũ, xây dựng nền kinh tế Nga dựa trên sự vững chắc của nhiều thành phần. Đây cũng là hướng phát triển kinh tế có ý nghĩa chiến lược của nước Nga trong suốt thế kỷ XXI.

Theo www.qdnd.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Tình trạng nhu cầu vàng tăng vọt diễn ra sau khi Nga bỏ thuế giá trị gia tăng 20% với vàng và sau đó bỏ thuế doanh thu 13% với hoạt động bán vàng giai đoạn năm 2022-2023.

Xã hội,

03/11/2022

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết lệnh động viên một phần 300.000 quân dự bị để chiến đấu ở Ukraine mà Nga công bố hồi tháng 9 đã hoàn tất.

Nga cảnh báo châu Âu có thể trả giá đắt về kinh tế khi nỗ lực thoát phụ thuộc vào năng lượng của Moscow.

Xã hội,

28/10/2022

Theo Ngân hàng Trung ương Nga, vào ngày thứ 6 tuần trước nhu cầu về "tiền mặt" của dân Nga gần như tăng gấp đôi so với ngày hôm trước - lên đến 144,8 tỷ rúp từ 69 tỷ rúp.

Xã hội,

03/10/2022

Các điểm trưng cầu nguyện vọng sáp nhập vào Nga bắt đầu mở cửa tại vùng Lugansk, Donetsk ở miền đông và Zaporizhzhia, Kherson tại miền nam Ukraine.

Hầu hết các chuyến bay rời Nga đã bán sạch vé chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Putin phát lệnh động viên, triệu tập thêm 300.000 quân.

Xã hội,

21/09/2022

Tài phiệt khai mỏ Alisher Usmanov đổ vỡ nhiều thương vụ vì lệnh trừng phạt, còn Roman Abramovich muốn đòi bồi thường hơn 1 triệu USD.

Xã hội,

19/07/2022

Nhờ nguồn thu từ dầu khí lên cao, Moskva tăng hỗ trợ cho trẻ em, người về hưu và cấp tiền từ ngành hàng không đến bất động sản.

Xã hội,

04/07/2022

Theo số liệu của Bộ Nội vụ Nga và Viện Chính sách kinh tế Gaidar, từ tháng 1 đến 5/2022, số người di cư lao động ở Nga tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn những người đến Nga làm việc đều sẵn sàng sinh sống hợp pháp, nhờ chính sách “ân xá di cư” trong thời kỳ đại dịch.

Xã hội,

03/07/2022

Nga ngày 1/7 thông báo chấm dứt toàn bộ các hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19, bao gồm quy định đeo khẩu trang, trong bối cảnh số ca tử vong do dịch bệnh này giảm đều.

Đón khách Nga trở lại

Sau nửa năm ngưng trệ, doanh nghiệp lữ hành sẽ đón những đoàn khách Nga đầu tiên đến Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng.

Phần Lan đóng cửa biên giới với du khách Nga

Phần Lan sẽ đóng cửa biên giới đối với khách du lịch Nga, bắt đầu từ nửa đêm nay theo giờ địa phương (tức 4h sáng 30/9 theo giờ Việt Nam).

30.09.2022

Phần Lan đóng biên với công dân Nga có thị thực Schengen

Phần Lan sẽ cấm công dân Nga có thị thực Schengen nhập cảnh nước này, trong bối cảnh lượng người đến tăng đột biến sau lệnh động viên quân.

29.09.2022

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

18.09.2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022