Vietnews.ru
Thế giới

Nước soán ngôi Nga thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU

04/11/2022 (Đọc 4 phút)


Na Uy và Mỹ lần lượt trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ nhất và thứ hai cho EU.

Nước soán ngôi Nga thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU

Na Uy đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU sau khi nguồn cung từ Nga sụt giảm mạnh - RT đưa tin.

Các dòng khí đốt của Na Uy được vận chuyển hàng ngày qua đường ống từ thềm lục địa Na Uy đến các nhà ga tiếp nhận ở Bỉ, Pháp, Vương quốc Anh và Đức.

Na Uy nằm trong số 10 quốc gia sản xuất khí đốt hàng đầu trên thế giới và luôn là nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên quan trọng cho Liên minh Châu Âu.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina vào cuối tháng 2 năm nay dẫn đến việc xuất khẩu khí đốt sang EU giảm đáng kể, đặc biệt là bắt đầu từ tháng 6, làm tăng tầm quan trọng của Na Uy như một nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho khu vực.

Na Uy không phải là thành viên của EU, nhưng là một đối tác thương mại quan trọng và là thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu. Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vào tháng 3 năm nay, chính phủ Na Uy đã cho phép tăng sản lượng khí đốt tự nhiên khoảng 0,14 tỉ feet khối mỗi ngày đến cuối năm 2022, chủ yếu từ hai mỏ hiện có. Năm 2021, Na Uy sản xuất 11,1 tỉ feet khối mỗi ngày.

Năm 1990, Na Uy xuất khẩu gần như toàn bộ (92%) trong số 2,7 tỉ feet khối mỗi ngày mà nước này sản xuất. Trong 40 năm kể từ đó, tỉ lệ này vẫn khá ổn định: Na Uy xuất khẩu trung bình 94% sản lượng hàng năm.

Năm 2021, Na Uy là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ ba trên thế giới sau Nga và Mỹ.

Hầu hết lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Na Uy được vận chuyển qua hệ thống đường ống dẫn khí rộng lớn của nước này, và khối lượng nhỏ hơn được xuất khẩu dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Vào tháng 6.2022, Na Uy mở lại cơ sở LNG ở Hammerfest, có thể cho phép tăng xuất khẩu khí đốt tự nhiên khoảng 0,7 tỉ feet khối/ngày.

Hammerfest xử lý khí tự nhiên từ mỏ Snøhvit gần đó ở biển Barents. Năm 2019 - năm cuối cùng cơ sở hóa lỏng hoạt động hoàn toàn - 5% lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Na Uy được vận chuyển dưới dạng LNG.

Năm 2021, Na Uy đầu tư gần 4% GDP, tương đương 18 tỉ USD, vào khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên và vận chuyển bằng đường ống.

Sau Na Uy, Mỹ trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai của EU - Phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết hôm 3.11 tại một hội nghị kinh tế ở Latvia.

“Chúng tôi đã xây dựng lại hoàn toàn cấu trúc các nhà cung cấp cho EU. Na Uy hiện là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất, tiếp theo là Mỹ, quốc gia cung cấp LNG cho chúng tôi” - TASS dẫn lời ông Dombrovskis nói.

Trước năm nay, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho EU, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của khu vực. Tuy nhiên, sau khi Mátxcơva bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraina và phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt tiếp theo, nguồn cung của Nga giảm xuống chỉ còn 9% hàng nhập khẩu của EU.

Mỹ đã trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba của EU vào năm ngoái, vượt qua Algeria. Vào năm 2022, các lô hàng LNG của Mỹ đã được đẩy mạnh hơn nữa và hiện chiếm gần một nửa tổng lượng LNG mua của khối.

Tuy nhiên, một số người chỉ trích Washington lợi dụng cuộc khủng hoảng năng lượng trong khu vực, vì giá LNG của Mỹ cao hơn gấp 4 lần so với khí đốt của Nga.

Theo: laodong.vn https://laodong.vn/the-gioi/nuoc-soan-ngoi-nga-thanh-nha-cung-cap-khi-dot-lon-nhat-cho-eu-1112668.ldo


Tags: Nga, nhà cung cấp khí đốt, EU,
#khí đốt #Nga-EU


TIN LIÊN QUAN

Na Uy và Mỹ lần lượt trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn thứ nhất và thứ hai cho EU.

Thế giới,

04/11/2022

Ba Lan thi công hàng rào dây thép gai dọc theo biên giới với vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga trước lo ngại về làn sóng vượt biên.

Thế giới,

04/11/2022

Trong tuần lễ tính đến ngày 24/10, khoảng 1,1 triệu tấn HSFO của Nga đã được lưu trữ trên các tàu chở dầu ở gần những bến cảng lớn của châu Á.

Thế giới,

29/10/2022

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đình chỉ thực thi thỏa thuận ngũ cốc sau khi cáo buộc Ukraine đứng sau vụ tấn công cảng Sevastopol.

Thế giới,

29/10/2022

Chính phủ Kazakhstan đang tìm cách kêu gọi các công ty nước ngoài muốn tránh các lệnh trừng phạt từ phương Tây nhằm vào Nga.

Thế giới,

28/10/2022

gày 7/10, Ủy ban Nobel Na Uy công bố Giải Nobel Hòa bình năm 2022 thuộc về một cá nhân người Belarus và hai tổ chức ở Nga và Ukraine.

Thế giới,

07/10/2022

Cuộc bỏ phiếu tước bỏ tư cách ủy viên Hội đồng Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) của Nga vừa được tổ chức vào ngày 1.10.

Thế giới,

02/10/2022

Xuất khẩu dầu thô từ tất cả các thành viên thuộc OPEC đã giảm trong 25 ngày đầu tiên của tháng 9; đường ống Baltic Pipe sẽ giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào Nga...

Thế giới,

29/09/2022

Bộ Ngoại giao Lithuania vừa chính thức thông báo, nước này cho phép hàng hóa thiết yếu của Nga thuộc lệnh trừng phạt phương Tây, quá cảnh lãnh thổ đến khu vực Kaliningrad, sau khi có quyết định mới của Ủy ban Châu Âu.

Thế giới,

14/07/2022

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar ngày 12/7 cho biết giới chức Nga và Ukraine sẽ gặp mặt tại Istanbul để thảo luận về việc nối lại tuyến vận chuyển ngũ cốc qua Biển Đen.

Thế giới,

12/07/2022

Đón khách Nga trở lại

Sau nửa năm ngưng trệ, doanh nghiệp lữ hành sẽ đón những đoàn khách Nga đầu tiên đến Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng.

Phần Lan đóng cửa biên giới với du khách Nga

Phần Lan sẽ đóng cửa biên giới đối với khách du lịch Nga, bắt đầu từ nửa đêm nay theo giờ địa phương (tức 4h sáng 30/9 theo giờ Việt Nam).

30.09.2022

Phần Lan đóng biên với công dân Nga có thị thực Schengen

Phần Lan sẽ cấm công dân Nga có thị thực Schengen nhập cảnh nước này, trong bối cảnh lượng người đến tăng đột biến sau lệnh động viên quân.

29.09.2022

Khu rừng đỏ bí ẩn ở Nga

Rừng bách ở thung lũng Sukko, miền Nam nước Nga, mang một vẻ huyền bí như trong truyện cổ tích. Tuy nhiên, đây không phải khu rừng tự nhiên. Nó được tạo nên từ bàn tay con người.

18.09.2022

Phần Lan cắt 90% thị thực du lịch Nga

Phần Lan cho biết sẽ cắt giảm 90% thị thực du lịch Nga so với mức hiện tại kể từ ngày 1/9, nhằm phản ứng với xung đột Ukraine.

16.08.2022