Lãnh đạo đối lập Nga được đưa sang Đức
Máy bay cứu hộ cất cánh từ thành phố Omsk, Siberia, chở lãnh đạo đối lập Nga Nalvalny tới Đức để điều trị, sau khi các bác sĩ cho phép.
Chuyến bay do tổ chức phi chính phủ Cinema for Peace của Đức tổ chức, cất cánh vào 8h sáng nay (9h giờ Hà Nội) để đưa lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny đến bệnh viện Charite ở Berlin, điều trị. Bức ảnh do phát ngôn viên của ông Navalny, Kira Yarmysh, đăng trên Twitter cho thấy ông được đưa lên máy bay bằng cáng. Bà Yarmysh cho hay đi cùng chuyến bay có vợ của ông Navalny.
Nhật báo Bild của Đức hôm 21/8 đưa tin máy bay cứu hộ cùng nhân viên y tế đã rời thành phố Nuremberg, Bavaria, Đức vào sáng sớm để đón Navalny. Jaka Bizilj, người sáng lập Cinema for Peace, thông báo họ đã chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và sẵn sàng vận chuyển ông Navalny về Berlin.
Navalny, 44 tuổi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Nhân dân Nga, cảm thấy không khỏe và bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, buộc máy bay chở ông phải hạ cánh khẩn. Navalny trước khi lên máy bay đã uống trà tại một quán cà phê ở sân bay Tomsk, Siberia.
Trợ lý của Navalny nghi ông bị đầu độc khi uống trà tại quán cà phê. Tuy nhiên, các bác sĩ điều trị cho Navalny khẳng định không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của chất độc.
Các bác sĩ điều trị cho Navalny ở Bệnh viện Cấp cứu số 1 Omsk hôm 21/8 thông báo đã đồng ý cho chuyển bệnh nhân sang Đức theo yêu cầu của thân nhân và cảnh báo họ phải "tự chịu rủi ro" liên quan. Trước đó, các bác sĩ khẳng định tình trạng của Navalny "không ổn định" và không thể chuyển bệnh nhân đi.
Navalny từng bị bỏng vùng mắt hồi năm 2017 vì bị ném chất màu xanh vào mặt ngay bên ngoài văn phòng. Lãnh đạo phe đối lập bị bắt hồi tháng 9/2017 và phải ngồi tù 20 ngày do vi phạm luật về tổ chức các cuộc tụ tậ nơi công cộng.
Navalny tuyên bố tranh cử tổng thống Nga vào tháng 3/2018 và đã tổ chức các sự kiện vận động tại nhiều thành phố để thu hút người ủng hộ. Tuy nhiên, đảng của Navalny không giành bất cứ ghế nào trong Duma Quốc gia Nga (hạ viện) lẫn chính quyền địa phương.
Theo VnExpress
TIN LIÊN QUAN
Ngày 6-5, Ủy ban châu Âu (EC) công bố điều chỉnh đề xuất cấm vận dầu mỏ của Nga, cho phép Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech có thêm thời gian để thích ứng.
06/05/2022
Nhà chức trách Israel cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời xin lỗi vì phát biểu của Ngoại trưởng Sergey Lavrov liên quan đến Adolf Hitler và người Do Thái.
05/05/2022
Bộ Ngoại giao Nga thông báo cấm nhập cảnh hàng chục quan chức Nhật Bản, trong đó có Thủ tướng Fumio Kishida.
04/05/2022
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố các biện pháp mới trừng phạt Nga tại Nghị viện châu Âu hôm nay (4/5). Những biện pháp này cần được 27 quốc gia thành viên của khối nhất trí thông qua.
04/05/2022
Theo sắc lệnh được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký ngày 3-5, các cá nhân và quốc gia 'không thân thiện' nằm trong danh sách sẽ bị cấm thực hiện giao dịch với người Nga, mua các sản phẩm thô và tinh chế do Nga sản xuất, khai thác.
03/05/2022
Nga cấm nhập cảnh 287 nghị sĩ Anh và trục xuất nhiều nhà ngoại giao Na Uy, Nhật Bản trong các động thái "ăn miếng trả miếng".
28/04/2022
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Yevgeny Ivanov ngày 25/4 cho biết đã có khoảng 400 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
26/04/2022
Không dừng lại ở các biện pháp trừng phạt kinh tế, Mỹ và đồng minh phương Tây còn muốn chấm dứt hoàn toàn hoạt động hợp tác với Nga.
24/04/2022
Ngày 21/4, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Nga đã ra lệnh đóng cửa các lãnh sự quán của Latvia, Litva và Estonia, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên của các cơ quan ngoại giao của những nước ngoài này rời khỏi Nga.
21/04/2022
Tờ Reuters đưa tin vòng trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga sẽ nhằm vào năng lượng và các ngân hàng, đặc biệt là Sberbank.
17/04/2022