Ngân hàng Nhà nước yêu cầu sớm báo cáo tình hình giao dịch ngân hàng với thị trường Nga
Ngân hàng Nhà nước đề nghị một số ngân hàng thương mại báo cáo trước ngày 4-3 về tình hình hợp tác với thị trường Nga; tác động của lệnh trừng phạt Nga đối với việc xử lý giao dịch cho khách hàng, đặc biệt là tình hình công nợ hai chiều.
Cụ thể, vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn hỏa tốc gửi các ngân hàng thương mại liên quan đến tình hình quan hệ với Nga trong lĩnh vực ngân hàng.
Trong văn bản, Ngân hàng Nhà nước nêu trong bối cảnh Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) tăng cường các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đối mặt một số tác động tiêu cực, nhất là các tổ chức hiện đang có liên quan hoặc hợp tác trực tiếp với tổ chức tài chính quốc tịch Nga.
Lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương rà soát hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác Nga thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.
Để có cơ sở báo cáo lãnh đạo Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đề nghị một số ngân hàng báo cáo về tình hình hợp tác với thị trường Nga gồm quan hệ đại lý, doanh số thanh toán, chuyển tiền, các dự án hợp tác, khó khăn, vướng mắc...
Báo cáo về các tác động của lệnh trừng phạt Nga đối với việc xử lý giao dịch cho khách hàng, đặc biệt về tình hình công nợ hai chiều.
Đồng thời đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động thanh toán chuyển tiền với thị trường Nga trong thời gian tới.
Trước thực tế, EU vừa công bố tên 7 ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT nhằm đáp trả việc Nga đưa quân vào Ukraine.
7 ngân hàng Nga có tên gồm VTB (ngân hàng lớn thứ hai của Nga), Otrkitie, Novikombank, Promsvyazbank, Rossiya, Sovcombank, và VEB.
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của EU cho biết các ngân hàng nói trên bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT do mối quan hệ của họ với Nhà nước Nga, chứ EU không nhắm vào toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Sberbank, ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga, và Gazprombank không có trong danh sách vì là các kênh thanh toán chính cho dầu và khí đốt của Nga. Bất chấp xung đột, EU vẫn đang mua dầu và khí đốt từ Nga.
Theo tuoitre.vn
#ngân hàng
TIN LIÊN QUAN
Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.
17/04/2022
Booking Holdings Inc đã nộp khoản phạt 1,3 tỷ ruble (16,66 triệu USD) cho nước này do vi phạm luật chống độc quyền.
08/04/2022
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan công bố hôm 7-4, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga trong tháng 3 giảm sâu, chỉ đạt 46,9 triệu USD, bằng 14% và 26% so với tháng 1 và 2.
07/04/2022
Thông báo của ông lớn dầu mỏ Shell cho thấy những tác động tài chính đối với các nhà khai thác dầu phương Tây sau khi rút khỏi Nga.
07/04/2022
Exxon Mobil Corp. dự kiến sẽ thu về 4 tỷ USD cho việc phát triển dầu Sakhalin-1 ở Nga khi công ty cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng sau cuộc tiến quân vào Ukraine.
06/04/2022
Nhà sản xuất tuabin điện gió Đan Mạch Vestas, giống như các công ty phương Tây khác trước đó, đã thông báo vào hôm thứ Ba rằng họ sẽ rút khỏi Nga, nơi họ có hai nhà máy, do cuộc chiến của Nga tại Ukraine.
06/04/2022
Công ty sản xuất chip của Mỹ Intel Corp ngày 5/4 đã đình chỉ hoạt động kinh doanh ở Nga, trở thành công ty công nghệ phương Tây mới nhất rút khỏi Moskva sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine.
06/04/2022
Tập đoàn năng lượng ExxonMobil (Mỹ) đã ngừng việc xây dựng nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở vùng Viễn Đông của Nga, trong thời gian nước này tiến hành chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.
05/04/2022
Cổ phiếu trên sàn chứng khoán Nga lao dốc sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nhưng đó là lúc David Amaryan mua vào.
04/04/2022
Cuộc xung đột Nga và Ukraine đang là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá trên thị trường một số mặt hàng nhiên liệu, nguyên liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng như khí đốt – dầu mỏ, xăng dầu dẫn đến chi phí logicstic tăng cao...
04/04/2022