Vietnews.ru
Kinh tế

Ai cấm thì cứ cấm, dầu Nga vẫn 'cháy hàng' nhờ những người mua tích cực tại khu vực châu Á

08/04/2022 (Đọc 5 phút)


Các lô hàng dầu thô Sokol của Nga từ Viễn Đông đã được bán hết trong tháng tới, chứng tỏ các thương vụ mua bán dầu từ nước này tiếp tục tìm được khách hàng bất chấp việc Moscow đang phải đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt hơn vì cuộc chiến ở Ukraine.

Sokol - loại dầu thô quan trọng của Nga đang liên tục được bán hết bất chấp các lệnh trừng phạt ngày càng tăng từ Mỹ và châu Âu do cuộc xung đột tại Ukraine.

Các thương nhân cho biết những chuyến hàng trong dự án Sakhalin-I sẽ được giao cho người mua ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ theo thời gian cụ thể hoặc có thời hạn. Sokol được sử dụng để sản xuất dầu diesel và nó có thể được vận chuyển đến các quốc gia ở Bắc Á trong vòng một tuần.

Dầu của Nga vẫn đang tìm cách tiếp cận tới những người mua có thiện chí khi họ không thể cưỡng lại dầu thô rẻ, hoặc đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn thay thế cho nguồn cung từ các nhà sản xuất OPEC+. Mỹ và các đồng minh đang lên kế hoạch giải phóng một lượng lớn các nguồn dự trữ chiến lược để làm dịu đi những hậu quả kinh tế trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, đã bước sang tháng thứ hai.

Rát nhiều dầu của Nga được vận chuyển tới châu Á trong tháng 3.
Rát nhiều dầu của Nga được vận chuyển tới châu Á trong tháng 3.

Các thương nhân cho biết, Công ty Phát triển Dầu khí Sakhalin của Nhật Bản (SODECO) đã bán dầu Sokol cho một người mua tại Nhật Bản cũng như một nhà máy lọc dầu Hàn Quốc thông qua một thỏa thuận có thời hạn. Công ty TNHH ONGC Videsh của Ấn Độ đã bán các lô hàng cho hai nhà máy lọc dầu do nhà nước điều hành tại Ấn Độ. Cả hai đều là đối tác cổ phần tại Sakhalin-I, cùng với Rosneft PJSC của Nga và nhà điều hành Exxon Mobil Corp.

Các chuyến hàng Sokol được cung cấp đến các địa điểm bao gồm tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, nơi có nhiều nhà máy lọc dầu tư nhân của quốc gia. Exxon sẽ sử dụng cổ phần của Sokol trong các nhà máy lọc dầu của riêng mình. Theo kế hoạch, tổng cộng có 10 chuyến hàng đã được lên lịch vận chuyển vào tháng 5.

Người phát ngôn Julie King cho biết Exxon đang tuân thủ mọi lệnh trừng phạt. Công ty chỉ đang đáp ứng các cam kết hợp đồng đã được lập trước khi có bất kỳ lệnh cấm vận nào và dầu thô của Nga đã bị giới hạn trong các cam kết này, bà nói thêm.

Các thương nhân cho hay đã có những lời đề nghị cung cấp dầu thô ESPO của Nga, một loại dầu cũng được khai thác từ Viễn Đông. Một số người bán thậm chí bắt đầu chấp nhận đồng nhân dân tệ để thu hút nhiều người mua hơn, những người có thể bị cản trở bởi các vấn đề thanh toán.

Mới đây, Saudi Aramco, công ty dầu mỏ quốc doanh hàng đầu của Saudi Arabia, đã tăng giá bán chính thức (OSP) cho loại dầu thô Arab Light bán sang các nhà máy lọc dầu châu Á lên mức cao kỷ lục, cao hơn 9,35 USD/thùng so với dầu Oman/Dubai.

Động thái Aramco tăng giá OSP - giá tham chiếu cho thị trường khu vực - đã được thị trường đoán trước, với kết quả thăm dò của Reuters ở 7 nhà máy lọc dầu cho thấy họ nhận định có thể sẽ tăng lên mức cộng 10,70 USD đến 11,90 USD.

Như vậy, mức tăng giá thực tế là gần gấp đôi so với 5,9 USD của tháng 4, cho thấy các nhà máy lọc dầu ở Châu Á sẽ phải trả giá tăng đáng kể cho dầu thô mua từ Trung Đông. Dầu thô Urals hàng đầu của Nga, vận chuyển từ các cảng ở Baltic và Biển Đen, cũng đang được giao đến Ấn Độ và Trung Quốc.

Ấn Độ, nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá dầu thô tăng cao, giá xăng ở một số bang chạm mức cao kỷ lục. Cùng với động thái tăng giá của Saudi Aramco, Ấn Độ đã quyết định chuyển sang sử dụng các thùng dầu của Nga được hưởng chiết khấu cao nhằm giảm chi phí nhập khẩu dầu thô. Một số báo cáo cho biết dầu thô Urals của Nga được giảm giá từ 35 USD/thùng trở lên so với dầu Brent tham chiếu cho thị trường toàn cầu.

Kể từ cuối tháng 2, Ấn Độ đã mua ít nhất 13 triệu thùng dầu Ural của Nga. Ngoài ra, công ty Indian Oil mới mua thêm 3 triệu thùng dầu trong đợt đấu thầu mới nhất. Chính động thái này đã dẫn đến việc chính quyền Tổng thống Biden cảnh báo Ấn Độ về việc liên kết quá mật thiết với Nga.

Theo Nhịp sống kinh tế


Tags: Ai cấm thì cứ cấm, dầu Nga vẫn 'cháy hàng' nhờ những người mua tích cực tại khu vực châu Á
#dầu khí Nga


TIN LIÊN QUAN

Ủy ban châu Âu cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng ruble và điều này không vi phạm lệnh cấm vận.

Kinh tế,

24/04/2022

Các nhà kinh doanh và sản xuất đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư để tiếp tục mua món hàng này từ Nga mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.

Kinh tế,

23/04/2022

Trong một thông báo ngày 22/4, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) có thể tuân thủ hệ thống thanh toán mà Nga để xuất, theo đó thanh toán các hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Moskva. Mặc dù vậy, hiện chưa rõ quy trình này sẽ được thực hiện như thế nào.

Kinh tế,

22/04/2022

Bộ Tài chính Vương quốc Anh ngày 22/4 thông báo cho phép thanh toán tiền mua khí đốt của Nga thông qua ngân hàng Gazprombank đến ngày 31/5. Động thái này nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt cho EU.

Kinh tế,

22/04/2022

Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định không có bất cứ thay đổi nào về thời gian biểu của Nga yêu cầu các công ty nước ngoài thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.

Kinh tế,

22/04/2022

Xuất hiện một “thị trường mờ” nhằm che giấu nguồn gốc dầu thô từ Nga, khi ngày càng có nhiều tàu chở dầu xuất bến từ Nga mà không có điểm đến chính xác.

Kinh tế,

22/04/2022

Nga ngày 21/4 cho biết, dự định sẽ phát hành đồng ruble kỹ thuật số có thể thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế vào năm tới.

Kinh tế,

22/04/2022

Ngày 20/4, Bộ Kinh Tế Nga cho biết lạm phát năm của nước này đã tăng cao đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó.

Kinh tế,

21/04/2022

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) cho biết sẽ không tiết lộ danh tính các công ty sử dụng Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS), một giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Kinh tế,

21/04/2022

Hồi đầu tháng Szijjarto cho biết Hungary phản đối lệnh cấm vận nguồn cung năng lượng từ Nga.

Kinh tế,

20/04/2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022

Hàng không Việt Nam tăng chi phí vì chiến sự Ukraine

Các hãng hàng không phải thay đổi lộ trình bay, phát sinh chi phí nguyên liệu và các vấn đề bảo hiểm, dự phòng rủi ro khi qua không phận Nga.

25.03.2022

Dừng khai thác đường bay đến Nga

Tối 22/3, Vietnam Airlines thông báo dừng khai thác đường bay giữa Hà Nội - Moskva từ ngày 25/3 cho tới khi có thông báo mới.

22.03.2022