Vietnews.ru
Lịch sử

Crimea đã từng trở thành một phần của Đế chế Nga như thế nào?

20/11/2019 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Ở thế kỷ 18, bán đảo Crimea được chuyển từ Đế chế Ottoman sang Đế chế Nga. Trang RBTH đã giải thích quá trình phức tạp này trong 9 bước đơn giản.

1. Crimea trước đó là gì?


Hãn quốc Crimea (hay Krym) từng là một phần của Hãn quốc (*) Kim trướng (Golden Horde). Sau khi Hãn quốc Kim trướng sụp đổ vì xung đột vương triều, Crimean Khanate được thành lập năm 1441.

crimea da tung tro thanh mot phan cua de che nga nhu the nao? hinh 1
Trong bản đồ, phần màu vàng là Hãn quốc Crimea. Ảnh: Irina Baranova.

Năm 1475, các cảng biển quan trọng của Criema là một phần của Đế chế Ottoman (được thành lập bởi các bộ tộc Thổ Nhĩ Kỳ), trong khi toàn bộ Hãn quốc Crimea trở thành nhà nước vệ tinh của Đế chế Ottoman. Kể từ đây, Biển Đen được bao quanh bởi Ottoman và các vùng lãnh thổ thuộc Ottoman.

2. Vì sao Nga cần Crimea?

Thế kỷ 16, Nga (ở thời điểm đó là Đại công quốc Moscow) bắt đầu mở rộng lãnh thổ sau khi Hãn quốc Kim trướng sụp đổ. Và sau khi chinh phục các hãn quốc Kazan và hãn quốc Astrakhan, Nga chinh phạt xa hơn về phía nam.

Trong khi đó, những người du mục Tatar của Hãn quốc Crimea đang cướp phá các vùng ngoại ô của lãnh thổ Nga và gây ảnh hưởng lớn đến thương mại và nông nghiệp ở miền nam nước Nga.

Đầu thế kỷ 18, Nga nhận thấy rõ ràng rằng, để phát triển xa hơn, cần phải tiếp cận Biển Đen.

3. Thời điểm đã đến như thế nào?

Năm 1736-1737, Nga đưa quân đội tới Crimea. Nhưng người Nga không thể duy trì đường tiếp vận, vì các vùng lãnh thổ Nga quá xa và tách biệt với Crimea bởi vùng Cánh đồng hoang dã rộng lớn – vùng thảo nguyên Pontic của Ukraine, Bắc Biển Đen và biển Azov cũng như phía Nam và Đông Ukraine.

Khả năng tiếp vận hiệu quả cho các lực lượng quân sự ở Crimea chỉ xuất hiện vào những năm 1760 và 1770, sau khi một tỉnh đế quốc mới, chính quyền Novorossiya (nước Nga mới) được thiết lập năm 1764.

Với các nguồn cung cấp từ chính quyền mới, khả năng tiến quân về Crimea trở nên thực tế hơn nhiều. Điều này được thực hiện dưới sự kiểm soát và giám sát của Hoàng thân Grigoriy Potemkin, người bạn thân nhân và là cố vấn quân sự của Nữ hoàng Catherine đại đế.

crimea da tung tro thanh mot phan cua de che nga nhu the nao? hinh 2
Chân dung Grigoriy Potemkin. Ảnh: Hermitage

4. Điều đó có thực hiện bằng vũ lực?

Trong cuộc chiến tranh Nga-Thổ 1768-1774, Crimea nhiều khả năng là mục tiêu chính của Nga. Đến năm 1771, người Tatar ở Crimea từ chối đứng về phe Thổ Nhĩ Kỳ và lãnh đạo Ottoman đã không có đủ lực lượng quân sự để bảo vệ Crimea. Vì thế, mùa hè năm 1771, Quân đội Nga do tướng Vasily Dolgorukov dẫn đầu, đã chiếm được Crimea chỉ trong 16 ngày. Hãn (*) Selim III Giray bỏ chạy tới Constantinople (nay là Istanbul).

Năm 1772, hãn mới của Crimea, Sahib II Giray, tuyên bố hãn quốc của ông là một nhà nước độc lập dưới sự bảo hộ của Nga. Tuy nhiên, Đế chế Ottoman không muốn thừa nhận điều này và chiến tranh nổ ra.

5. Thổ Nhĩ Kỳ có rút lực lượng không?

Năm 1774, Đế chế Ottoman đã phải ký Hiệp ước Küçük Kaynarca. Theo đó, Hãn quốc Crimea chính thức độc lập khỏi Đế chế Ottoman và Đế chế Nga. Tuy nhiên, Nga lại giành được Kerch (một cảng biển thương mại và quân sự quan trọng). Trong khi đó, Sultan Thổ Nhĩ Kỳ đã bảo toàn được quyền lực tôn giáo – các hãn của Crimea vẫn phải được sultan (vua Thổ Nhĩ Kỳ) chấp thuận.
Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ không rời khỏi Crimea, hy vọng rằng cuối cùng thì sultan sẽ có thể tìm cách lấy lại bán đảo này về tay Đế chế Ottoman.

Năm 1776, quân đội Nga tiến vào Crimea và chỉ định một hãn khác, Şahin Giray - người đã đồng ý cho triển khai quân đội Nga tại bán đảo Crimea.

Hãn Şahin Giray đã cố gắng triển khai các cải cách kiểu châu Âu. Tuy nhiên khi đó người Crimea đã bắt đầu nổi dậy. Những người Hồi giáo ở Crimea chống lại những người Cơ Đốc giáo hãn thân Nga. Năm 1778, Nga phải cử Tướng Alexander Suvorov tới để trấn áp các cuộc nổi dậy.

6. Người dân Crimea đã làm những gì?

Sau các sắc lệnh từ Hoàng thân Grigoriy Potemkin, Tướng Alexander Suvorov giám sát việc tái định cư người Cơ Đốc giáo từ Crimea tới đại lục Nga, khu vực duyên hải phía Bắc Biển Đen (từ 1764, những vùng đất này là một phần của Novorossiya). Tổng cộng hơn 30.000 người Armenia, người Hy Lạp và Gruzia (Georgian) được bố trí rời khỏi Crimea.

crimea da tung tro thanh mot phan cua de che nga nhu the nao? hinh 3
Alexander Suvorov. Ảnh: Global Look Press

Suvorov ngăn chặn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai thêm lực lượng ở Crimea. Đến năm 1779, hầu hết quân đội Nga cũng rút khỏi đây, Alexander Suvorov được chỉ định tới Novorossiya. Tuy nhiên các gián điệp Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục kích động các cuộc nổi dậy ở Crimea với hãn Şahin Giray đã trấn áp các cuộc nổi dậy một cách khắc nghiệt.

7. Quá trình sáp nhập chính thức diễn ra như thế nào

Năm 1782, Hoàng thân Grigoriy Potemkin trình Nữ hoàng Catherine đại đế đề xuất sáp nhập Crimea vào Nga, để “chặn đường người Thổ” và đảm bảo sự hiện diện của Đế chế Nga ở Biển Đen. Nữ hoàng đã đồng ý và ban hành Tuyên bố chính thức sáp nhập Crimea ngày 19/4/1783.

Trên đường mang bản Tuyên bố tới Crimea, Potemkin bất ngờ nhận được tin hãn Şahin Giray đã thoái vị - tầng lớp quý tộc Tatar ở Crimea đã công khai chống đối và nước Nga kiểm soát họ một cách chính thức.

Ngày 9/7/1783, Potemkin chính thức công bố Tuyên bố của Catherine Đại đế trên đỉnh núi Aq Qaya. Sau đó, các đại diện của tầng lớp quý tộc Tatar và tầng lớp bình dân chính thức thề trung thành với Catherine Đại đế.

Phải đến đầu năm 1784, Đế chế Ottoman mới miễn cưỡng chấp nhận quy chế mới của Crimea như một tỉnh của Nga.

8. Các quốc vương châu Âu phản ứng ra sao?

Sau khi thông tin về việc sáp nhập lan truyền rộng rãi, chỉ có Pháp là gửi công hàm phản đối, nhưng các nhà ngoại giao Nga phản hồi bằng cách nói rằng, Nga không phản đối việc [Pháp] sáp nhập Corsica và kỳ vọng điều tương tự từ Pháp liên quan đến Crimea.
Nữ hoàng Catherine cũng nhắc nhở nước Pháp rằng, việc sáp nhập [Crimea] được thực hiện là nhằm hạ nhiệt tình hình biên giới Nga-Ottoman.

9. Hậu sáp nhập?

Năm 1784, Sevastopol trở thành thủ phủ mới của Crimea và chính quyền Crimea được thiết lập. Dân số ở Crimea đã giảm đi đáng kể do phần lớn người Hồi giáo đã bỏ sang Thổ Nhĩ Kỳ. Potemkin khẳng định rằng, quân đội Nga đã đối xử với người Tatar địa phương với sự tôn trọng. Các gia đình quý tộc Tatar vẫn được đối xử như quý tộc Nga, họ được hưởng nhiều đặc quyền, ngoại trừ quyền sở hữu nông nô theo Cơ đốc giáo.

Kể từ năm 1780, với sự hỗ trợ đáng kể từ Hoàng thân Grigoriy Potemkin, sự phát triển về kinh tế, nông nghiệp chưa từng thấy đã bắt đầu diễn ra ở Crimea, dân số dần dần được khôi phục khi những người định cư từ đại lục Nga tới./.

Hãn trong tiếng Mông Cổ và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là một tước hiệu có nhiều nghĩa, ban đầu có nghĩa là "thủ lĩnh" một bộ tộc. Một hãn kiểm soát một lãnh thổ gọi là hãn quốc. Đôi khi cũng có thể dịch là hoàng đế. (Theo wikipedia).

Theo RBTH


Tags: Crimea, người, Ottoman, chính, Potemkin, những, Giray, quyền, không, Tatar, Suvorov, hoàng, Grigoriy, lượng, triển, Catherine, trong, thành, Trong, Şahin



TIN LIÊN QUAN

Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.

Lịch sử,

08/05/2022

Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.

Lịch sử,

01/04/2022

Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.

Lịch sử,

27/10/2021

Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.

Lịch sử,

21/10/2021

Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.

Lịch sử,

04/10/2021

Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.

Lịch sử,

23/09/2021

Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.

Lịch sử,

05/04/2021

Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.

Lịch sử,

16/02/2021

Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.

Lịch sử,

31/01/2021

Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.

Lịch sử,

04/01/2021

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022