Đế Quốc Nga mất 220.000 quân trong Chiến tranh Crimea như thế nào?
Crimea là bán đảo nằm nhô ra Biển Đen từ phần lãnh thổ Ukraina. Vẻ đẹp tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi biến Crimea trở thành điểm nóng xung đột trong nhiều thế kỷ qua. Nằm giữa nhiều nền văn hóa cùng một xã hội đa sắc tộc nên Crimea từng là một trong những chiến trường đẫm máu nhất thế giới.
Cảnh tượng Chiến tranh Crimea trong một bức tranh. Ảnh: Wikipedia.
Một trong những cuộc chiến tranh ác liệt nhất ở Crimea là xung đột giữa hai lực lượng hùng mạnh ở châu Âu. Liên minh quân sự của Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và Vương quốc Sardinia từng hợp sức để chống Đế quốc Nga trong cuộc chiến khốc liệt kéo dài trong hơn 3 năm, bắt đầu tháng 10/1853 và kết thúc vào tháng 2/1856.
Cuộc chiến bắt nguồn từ những mâu thuẫn tôn giáo. Nga hoàng bảo hộ các thần dân Chính thống giáo chịu sự đô hộ của Đế quốc Ottoman, vốn đang suy yếu. Tháng 10/1853, Ottoman tuyên chiến với Nga bằng trận đánh Oltenitza, mở màn chiến tranh Crimea. Sau đó, Anh, Pháp và Sardinia lần lượt tuyên chiến với Nga. Áo đóng vai trò trung lập trong xung đột.
Bức tranh chiến hạm Nga bắn chìm tàu chiến của Đế quốc Ottoman. Ảnh: Wikipedia
Chiến sự diễn ra trên một khu vực rộng - từ bán đảo Crimea, nhiều khu vực ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay tới vùng biển Baltic. Tuy nhiên, chiến trường khốc liệt và đẫm máu nhất nằm trên Crimea. Các trận chiến lớn, quyết định toàn bộ cục diện chiến tranh đều diễn ra ở đây. Sau hơn 3 năm, quân đội Nga – lực lượng vũ trang tinh nhuệ nhất châu Âu trong mắt Nga hoàng Nikolai đệ nhất, đại bại. Kết cục đó khiến Nga mất toàn bộ quyền kiểm soát Biển Đen.
Những trận chiến trên bán đảo Crimea khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Theo thống kê của các sử gia, Đế quốc Nga mất khoảng 220.000 người trong tổng số 700.000 binh sĩ tham chiến. 80.000 lính Nga thiệt mạng trên trận địa, 40.000 người chết vì thương tích và 100.000 người lìa đời vì bệnh tật. Trong khi đó, phe liên minh gánh chịu tổn thất lên tới 300.000 – 375.000 người. Đế quốc Ottoman mất 95.000 – 175.000 người. Khoảng 95.000 lính Pháp, hơn 21.000 lính Anh và hơn 2.000 lính Sardinia tử trận.
Chiến tranh Crimea là cuộc chiến hiện đại đầu tiên, theo đánh giá của giới sử gia. Ảnh: Wikipedia.
Giới sử gia coi chiến tranh Crimea là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Với những kỹ thuật tác chiến vượt trội, chiến tranh vùng Crimea thay đổi hoàn toàn cách thức chiến đấu của quân đội các quốc gia. Thậm chí, giới học giả còn coi xung đột ở Crimea là nền tảng của Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất.
Theo Zing
TIN LIÊN QUAN
Tình hình ở Chechnya rơi vào bất ổn sau khi Nga rút quân khỏi đây năm 1996. Các nhóm cực đoan chiếm ưu thế và thực hiện nhiều vụ tấn công khủng bố ở các khu vực thuộc Nga, giáp Chechnya. Năm 1999, ông Putin - lúc đó là Thủ tướng Nga - quyết định đưa quân trở lại Chechnya.
10/05/2022
Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.
08/05/2022
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021