Nga giải mật phần thưởng cho chiến sĩ Liên Xô diệt xe tăng, máy bay phát xít Đức
Quân nhân Liên Xô kiểm tra xác xe tăng hạng trung Panther của Đức. Ảnh:Sputnik. |
Bộ Quốc phòng Nga mới giải mật hàng loạt văn bản tài chính quân sự trong suốt nhiều thế kỷ của nước này. Được quan tâm nhiều nhất trong số này là chính sách thưởng nóng cho quân nhân Liên Xô khi lập chiến công bắn hạ xe tăng, máy bay của phát xít Đức hoặc khi tham gia các chiến dịch đặc biệt nguy hiểm trong Thế chiến II,RIA Novostiđưa tin.
Với mỗi kíp pháo chống tăng, kíp trưởng và pháo thủ nhận thưởng 500 ruble mỗi người và các thành viên còn lại nhận 200 ruble khi tiêu diệt một thiết giáp hoặc xe tăng Đức.
Đối với kíp lái tăng, trưởng xe và lái xe nhận 500 ruble, các thành viên còn lại nhận 200 ruble. Hiện chưa rõ lý do pháo thủ trên xe tăng nhận ít tiền thưởng hơn so đồng nghiệp khi lập thành tích diệt xe tăng đối phương.
Chiến sĩ Hồng quân Liên Xô tự mình tiêu diệt xe tăng Đức bằng lựu đạn, bom xăng Molotov hay bất cứ loại vũ khí nào sẽ được thưởng nóng 1.000 ruble. Chính sách này không phân biệt loại xe tăng nào bị diệt, trong khi trên thực tế việc hạ gục một xe tăng hạng nặng Tiger khó hơn rất nhiều so với việc tiêu diệt các loại xe tăng hạng nhẹ.
Một xe tăng hạng hặng Tiger I của phát xít Đức bị tiêu diệt. Ảnh:Sputnik. |
Quân nhân thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm sẽ được nhận mức thưởng cao hơn, ví dụ như chiến dịch không kích Berlin táo bạo vào năm 1941 để đáp trả cuộc xâm lược của phát xít Đức.
Trong chiến dịch không kích này, mỗi thành viên phi hành đoàn trên các oanh tạc cơ tầm xa như TB-7 hay Yer-2 tham gia ném bom Berlin được thưởng 2.000 ruble, trong khi đó các phi vụ ném bom thông thường có mức thưởng chỉ 500 ruble. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở về để nhận thưởng, 15 máy bay chiến đấu của Liên Xô bị phát xít Đức bắn hạ trong chiến dịch này.
TheoRT, mức thưởng này tương đối lớn ở thời điểm trước khi Thế chiến II bùng nổ, khi một kg thịt lợn có giá chưa tới 20 ruble và một lít sữa có giá 3 ruble. Khi chiến tranh nổ ra, thực phẩm trở nên khan hiếm, giá trên thị trường chợ đen tăng không kiểm soát và đạt đỉnh điểm vào năm 1943 khi một kg thịt lợn có giá 400 ruble và một lít sữa có giá 80 ruble.
Tuy nhiên, chính sách phân phối lương thực tập trung thời chiến của chính phủ Liên Xô đã đảm bảo lương thực cho người dân trong nước với sự ưu tiên dành cho tiền tuyến. Khi Hồng quân Liên Xô phản công thắng lợi và giải phóng nhiều vùng lãnh thổ, giá cả thị trường giảm xuống đáng kể.
Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Tình hình ở Chechnya rơi vào bất ổn sau khi Nga rút quân khỏi đây năm 1996. Các nhóm cực đoan chiếm ưu thế và thực hiện nhiều vụ tấn công khủng bố ở các khu vực thuộc Nga, giáp Chechnya. Năm 1999, ông Putin - lúc đó là Thủ tướng Nga - quyết định đưa quân trở lại Chechnya.
10/05/2022
Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.
08/05/2022
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021