Nhìn lại vụ bán lãnh thổ lạ lùng của Nga cho Mỹ


Người dân địa phương chào đón ông Obama tại sân bay ở Dillingham, Alaska hôm 2/9.Ảnh: AP
Chuyến thăm Alaska của Tổng thống Barack Obama được giới truyền thông Hoa Kỳ phát đi ngày 3/9/2015 đã gây tiếng vang lớn. Hình ảnh Tổng thống Barack Obama cùng nhảy điệu múa truyền thống với các em bé trên thủ phủ Alaska được nhiều người thích thú, khen ngợi ông là nhà lãnh đạo “gần gũi”, “cởi mở”.
Qua chuyến thăm này, cái tên Alaska được nhắc lại trong giới chức hai nước, đặc biệt là Nga. Trước đó, chính trường Nga từng “nổi sóng” khi có ý kiến “đòi” lại Alaska… Tính đến nay, phi vụ chuyển nhượng Alaska đã được 148 năm, nhưng với người Nga, Alaska chưa bao giờ nguôi ngoai…
Sau một thời gian dài thương thuyết và vượt qua sự chống đối dữ dội trong nội bộ hai nước, 4 giờ sáng ngày 30/3/1867, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Eduard de Stoeckl và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Seward chính thức ký Hiệp định chuyển nhượng vùng Alaska của Nga cho Hoa Kỳ với mức giá 7,2 triệu đô la!
Ngay cuộc thương thuyết cuối cùng trước giờ ký cũng khiến cả hai bộ trưởng hai nước “toát mồ hôi” vì những áp lực nặng nề từ trong nước. Sa Hoàng Aleksandre Đệ Nhị đứng ngồi không yên trước khi ký kết. Dù áp lực chống đối dữ dội trước khi ông quyết định nhượng Alaska cho Hoa Kỳ, song ông cũng không thể ngờ rằng, sự chống đối lại mạnh mẽ hơn những gì ông dự liệu. Ngay trong năm 1867, Sa Hoàng Aleksandr Đệ Nhị bị ám sát lần thứ nhất, nhưng thoát chết.
Về phía Hoa Kỳ, sau khi lễ kí kết loan báo rộng rãi, dù được dư luận ủng hộ song một bộ phận khác ngay lập tức phản đối khiến sóng gió cũng nổi lên trong chính trường. Báo New York Tribune đăng bài xã luận nảy lửa: “Chúng ta đã phải còng lưng gánh vác những lãnh thổ không có dân cư sinh sống... Chi phí phải trả có thể là nhỏ, nhưng chi phí hành chính hàng năm cả về quân sự lẫn dân sự sẽ lớn hơn nhiều và kéo dài mãi mãi. Lãnh thổ này chẳng nối liền với nội địa Hoa Kỳ. Nó nằm ở vị trí xa xôi một cách nguy hiểm!”... Cá nhân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ William H.Seward và Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Johnson (lên thay A. Lihncon) cũng bị lôi ra chế giễu.
Mặc dù gặp chống đối, song ngày 9/4/1867, Thượng viện Hoa Kỳ vẫn phê chuẩn hiệp định với 37 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Tuy nhiên, mãi tới tháng 6/1868 Hạ viện mới chấp nhận thông qua với 113 phiếu thuận và 48 phiếu chống!
Phía Nga thì tới ngày 20/6/1867 mới phê chuẩn đồng ý “bán” Alaska.
Alaska có diện tích 1.518 km2, gấp hai lần diện tích bang lớn nhất trong nội địa Hoa Kỳ là bang Texas. Diện tích vùng lãnh hải của Alaska lớn hơn diện tích lãnh hải của ba bang lớn nhất Hoa Kỳ là Texas, California và Montana cộng lại. Và Alaska chiếm một nửa sông băng của thế giới.
Với dư luận Hoa Kỳ lúc ấy, đất nước mới trải qua chiến tranh Nam Bắc, kẻ thù là Anh – Pháp đang thường xuyên đe dọa, thì việc bỏ khoản tiền 7,2 triệu đôla rất lớn vào thời điểm đó quả là khó chấp nhận. Nhất là giá trị của Alaska chưa được đánh giá cao khi việc khai thác tài nguyên trên đảo này còn rất sơ khai.
Tại Nga, thương vụ Alaska là nỗi đau nhức nhối kéo dài cho đến tận ngày nay, khi có những nhóm người lên tiếng đòi lại Alaska! Một chính khách Nga đã xuất bản quyển sách phân tích về pháp lý khả năng Nga đòi lại Alaska!
Thậm chí trong chương trình trả lời trực tiếp qua điện thoại, Tổng thống Nga Putin đã nhận được câu hỏi: “Bao giờ nước Nga lấy lại Alaska?”. Còn Website của Nhà trắng từng nhận được hơn 35.000 chữ ký yêu cầu đưa Alaska trở lại nước Nga của người Nga!
Đây là giai đoạn mà Nga và Hoa Kỳ có “kẻ thù chung” là Anh – Pháp và một số vương triều khác ở châu Âu.
Với nước Nga, thất bại trước liên quân Anh – Pháp trong cuộc chiến tranh Crimea năm 1856 là mối hận chưa nguôi. Sa hoàng Aleksandre thề sẽ rửa mối hận này, và lấy lại bằng được Crimea bằng mọi giá. Dư luận Nga cũng đang vô cùng bức bối trước việc mất Crimea.
Mặt khác giữa Nga và Hoa Kỳ (phe miền Bắc) có nhiều điểm tương đồng. Trước khi cuộc nội chiến Nam – Bắc Mỹ bắt đầu, ngày 3/3/1861, Sa hoàng Aleksandre Đệ Nhị công bố pháp lệnh giải phóng nông nô. Tổng thống Hoa Kỳ A.Lincoln bên kia bán cầu hết sức ủng hộ, vì ông cũng là người giải phóng chế độ nô lệ ở Bắc Mỹ.
Cho nên, Sa hoàng hết sức lo lắng trước bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ A. Lincoln đứng trước hiểm nguy vì bị Anh – Pháp đứng phía sau quân ly khai miền Nam khởi động chiến tranh, tấn công miền Bắc.
Trước giờ nổ súng khai mào cuộc chiến, Tổng thống A.Lincoln đã viết thư cầu cứu. Chưa mở ra đọc, Sa hoàng Aleksandr đã tuyên bố: “Trước khi mở bức thư này…, ta sẽ đồng ý bất cứ yêu cầu gì bức thư đề xuất”!
Ngày 24/9/1863 hạm đội hùng hậu của Nga do đô đốc Liviski đã tiến vào cảng New York. Tiếp theo ngày 12/10/1863, hạm đội Thái Bình Dương do đô đốc Popov đã vào vịnh San Francisco.
Sự có mặt của hai hạm đội hùng hậu của Nga ngay đúng thời điểm quân ly khai miền Nam liên tục thắng trận, chiếm thêm nhiều bang, và Liên quân Anh – Pháp chuẩn bị tham gia với kỳ vọng nhanh chóng kết liễu phe miền Bắc! Trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, sự có mặt của hai hạm đội hùng mạnh của Nga đã làm thay đổi cục diện chiến sự. Liên quân Anh – Pháp lo lắng trước đối thủ truyền kiếp là Nga đã dừng bước. Phe miền Bắc được tiếp thêm khí thế đã xoay đổi cục diện chiến trường, và phe ly khai miền Nam phải đầu hàng. Nền độc lập của Hoa Kỳ đã được bảo vệ.
Khó khăn nảy sinh sau khi kết thúc chiến tranh là phần thanh toán chi phí cho hai hạm đội của Nga tổng cộng là 7,2 triệu đô la! Chính phủ Hoa Kỳ đã lần lữa việc này, vì theo Hiến pháp Hoa Kỳ thì tổng thống không có quyền thanh toán chiến phí cho chính phủ nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Seward, được giao nhiệm vụ tìm giải pháp xử lý món nợ đầy ân tình với nước Nga, cuối cùng cũng tìm ra “giải pháp” khả thi nhất trong hoàn cảnh lúc bấy giờ là Nga nhượng lại Alaska cho Mỹ với mức giá bằng khoản chiến phí 7,2 triệu đô la.
Với nước Nga thì Alaska lúc đó đang là “cục nợ”, vì công ty quản lý khai thác Alaska làm ăn thua lỗ. Mặt khác, Anh và Pháp cũng đang lăm le dòm ngó Alaska của Nga. Nên việc “chuyển nhượng” cho đồng minh Hoa Kỳ để lấy khoản tiền rất lớn vào thời điểm đó là lựa chọn tối ưu.
Với Hoa Kỳ, lúc đầu dư luận phản đối, nhưng sau đó chính những người phản đối phải hối hận sâu sắc. Công cuộc khai thác Alaska sau này đã chứng minh người Mỹ đã thu được món lợi lớn qua thương vụ chuyển nhượng. Ngoài ra, Alaska có vị trí chiến lược phòng thủ vô cùng quan trọng với Hoa Kỳ.
Tên của vị Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Seward, người đã ký kết hiệp định chuyển nhượng bị mắng nhiếc không thương tiếc lúc đầu, sau được tôn vinh tại Mỹ, đặc biệt trên vùng đất Alaska!
Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã quyết định “thương vụ Alaska” là Sa hoàng Aleksandre Đệ nhị và Tổng thống Abraham Lincoln đều đã bị ám sát. Sa hoàng Aleksandre bị ám sát lần thứ nhất vào năm 1867, song ông đã thoát chết. Lần thứ hai vào ngày 1/3/1881! Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát vào năm 1861, trước khi thương vụ được ký kết vào năm 1863!
Theo Vietnamnet.vn
TIN LIÊN QUAN
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021
Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.
04/01/2021
Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.
13/12/2020