Những thói quen và sở thích kỳ lạ của các Sa hoàng Nga
Hoàng đế Nga dù nắm quyền lực rộng lớn nhưng họ cũng là những con người bình thường, điều này đồng nghĩa với việc mỗi người trong số họ đều có những thói quen hoặc tật xấu riêng mà họ không thể từ bỏ. Trong số này, nhiều Sa hoàng nổi tiếng lại có những sở thích rất đặc biệt khiến công chúng vô cùng bất ngờ.
1. Catherine đại đế “nghiện” cà phê
Nữ hoàng Catherine đệ nhị. |
Catherine đệ nhị (1729-1796) là Nữ hoàng Nga trong hơn 30 năm và là một trong những nhà cai trị có ảnh hưởng lớn nhất của đất nước này. Bà là một người nghiện cà phê. Bà thường bắt đầu mỗi buổi sáng bằng 2 tách cà phê nhỏ, mỗi tách được pha bằng 5 đến 6 muỗng cà phê xay. Phần bã sau mỗi nghi lễ thưởng cà phê được bà ban lại cho những người phục vụ để họ pha lại làm đồ uống khoảng 2 đến 3 lần nữa.
Vào thế kỷ thứ 18, cà phê được coi là loại đồ uống dành riêng cho nam giới. Với việc giữ thói quen này, Nữ hoàng Catherine muốn khẳng định rằng bà không thua kém bất cứ người đàn ông nào. Có một câu chuyện kể rằng, một lần được sự cho phép của Nữ hoàng, thư ký nhà nước Sergei Kozmin đã uống thử tách cà phê của bà và nhịp tim của ông tăng quá cao đến mức ông đã phải gọi bác sỹ.
2. Nicholas II thích sưu tập đồ trang sức
Hình vẽ và chú thích các đồ trang sức của Sa hoàng Nicholas II. |
Nicholas II (1868 - 1918) là một trong những Sa hoàng nổi tiếng trong lịch sử. Khi viết về sở thích của vị Sa hoàng cuối cùng này của nước Nga, các nhà sử học thường nhắc đến việc đi xe đạp, xăm mình, săn bắn và chơi tennis… Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều là sở thích đơn giản của Nicholas II. Điều cần nhắc đến ở đây là vị Sa hoàng này có thói quen hút thuốc lá rất nhiều, hơn 25 điếu thuốc mỗi ngày và ông cũng bí mật dạy cho con gái mình hút thuốc.
Ngoài thói quen hút thuốc, Sa hoàng Nicholas II có sở thích đặc biệt là sưu tập những món đồ trang sức ông được tặng. Nicholas II đã lập một bộ sưu tập đồ trang sức vào năm 1889, khi ông 18 tuổi. Đối với mỗi một món đồ trang sức, Sa hoàng Nicholas đều tỉ mỉ ghi chú thích, ký tên, ghi thời điểm tặng và có hình vẽ về đồ vật. Hầu hết các hình vẽ trang sức đều do Nam tước Tiesenhausen – một nữ quan lớn tuổi trong triều đình thực hiện.
3. Nicholas I nghiện dưa chuột muối
Sa hoàng Nikolai Pavlovich. |
Khác với Nicholas II, Sa hoàng Nikolai Pavlovich (1796-1855) là ông hoàng duy nhất trong lịch sử Nga không bao giờ hút thuốc. Ông cũng không thích rượu và không bao giờ ăn những món ngọt. Trái lại ông lại thích chế độ ăn kiêng Spartan. Ông có niềm yêu thích đặc biệt với dưa chuột muối. Bữa sáng của Sa hoàng thường có trà, bánh mì chua ngọt và 5 quả dưa chuột muối. Sa hoàng Nikolai Pavlovich không ăn tối, thay vì đó ông thường uống một vài thìa nước muối dưa chuột.
4. Peter III có sở thích chơi búp bê
Sa hoàng Peter III. |
Pyotr Fyodorovich (1728-1762) hay còn được biết đến là Sa hoàng Peter III. Ông là phu quân của hoàng hậu Catherine II. Ngay từ nhỏ ông đã sống trong một nền giáo dục truyền thống với nhiều phép tắc nghiêm ngặt và nhiều hạn chế. Tuổi thơ của ông không giống như tuổi thơ của một đứa trẻ bình thường. Có lẽ vì lý do này nên khi trưởng thành ông muốn quay trở lại những trò chơi từ thời thơ ấu. Karl-Wilhelm Finck von Finckenstein, một nhà ngoại giao người Phổ ở Nga, đã viết một đoạn hồi ký vào năm 1748 khi Peter tròn 20 tuổi: “Ông chơi với những con búp bê và những con rối vài giờ mỗi ngày, những người được giao nhiệm vụ chăm sóc ông hy vọng với tuổi tác ngày càng cao ông sẽ có những ý tưởng sâu sắc hơn, nhưng dường như họ đã tự lừa dối bản thân họ trong thời gian quá lâu”.
Họ đã bắt đầu giấu những con búp bê khỏi tầm mắt của Sa Hoàng nhưng điều đó không giúp ích gì. Mô tả quãng thời gian trước khi Pyotr Fyodorovich trở thành hoàng đế, nữ hoàng Catherine II viết: “Ông ấy yêu điên cuồng đồ chơi, búp bê và những thứ trẻ con khác. Ban ngày ông ấy giấu chúng dưới gầm giường. Sau khi ăn tối và trước khi đi ngủ, ông sẽ chơi cùng với chúng tới 1 hoặc 2h sáng. Dù thích hay không, tôi bị buộc phải tham gia trò tiêu khiển này”.
5. Alexander II nghiện nicotine
Sa hoàng Alexander II. |
Aleksandr Nikolayevich (1818-1881), còn được mệnh danh là “Sa hoàng giải phóng” đã gặp các vấn đề về tiêu hóa di truyền từ tổ tiên của ông. Vào năm 1850, khi ở Caucasus, ông đã thử hút hookah (hút thuốc bằng ống điếu kiểu Arab) và nhận thấy nó giúp ruột của ông dễ chịu hơn. Kể từ đó, hookah trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của vị Sa hoàng này. Bá tước Peter Dolgorukov nhớ lại: “Sa hoàng ngồi ở vị trí mà ông thấy phù hợp, bắt đầu hút hookah cho đến khi tàn. Trong thời gian ông hút thuốc, mọi người tụ tập lại thực hiện các hoạt động giúp nhà vua giải trí”. Dưới thời Alexander II, tòa án cũng tuyển mộ các nhà sản xuất hookah người Arab làm chuyên gia.
Sa hoàng rất ưa thích thuốc lá vùng Ba Tư. Cứ 6 tháng một lần ông lại đặt mua 48 kg thuốc lá, tính trung bình mỗi ngày ông tiêu thụ hơn 250 gram thuốc lá (cần từ 20 đến 25 gram cho một lần hút hookah). Bên cạnh đó Alexander II cũng hút cả xì gà.
6. Peter Đại đế mắc hội chứng sợ trần nhà cao
Peter Đại đế. |
Peter I (1672-1725) hay còn gọi là Sa hoàng cải cách – người thay đổi cuộc sống của giới quý tộc Nga bằng cách kết hợp lối sống truyền thống của họ với phong cách Châu Âu, đã trải qua tuổi thơ trong một bầu không khí cổ xưa của nước Nga. Ông đã sống với mẹ ông, bà Natalya Naryshkin trong một ngôi nhà gỗ truyền thống ở làng Preobrazhenskoye. Những ngôi nhà truyền thống của Nga có rất nhiều phòng nhưng các phòng đều nhỏ và có trần thấp. Do vậy việc giữ ấm ngôi nhà trong mùa đông sẽ dễ dàng hơn. Khi Peter lớn hơn một chút, lâu đài Poteshny trở thành nơi ở riêng của ông. Lâu đài này cũng có các phòng nhỏ, trần và cửa ra vào đều thấp.
Kể từ đó, khi ở bất cứ nơi nào, chỉ cần Sa hoàng nói rằng trần nhà trong một căn phòng quá cao, những người hầu của ông sẽ căng một mảnh vải họ mang theo để làm trần treo “đầy ngẫu hứng”, giúp Sa hoàng cảm thấy ấm áp hơn. Mặc dù sở hữu chiều cao “khủng” nhưng vị Sa hoàng này vẫn thích những không gian nhỏ và có phần chật chội. Khi sống và học ngành đóng tàu ở Zaandam ở Hà Lan, Sa hoàng Peter đại đế đã ngủ trong một chiếc giường liền tủ. Chiếc giường này vẫn được lưu giữ đến ngày nay.
7. Nữ hoàng Elizabeth Petrovna thích cào gót chân
Nữ hoàng Elizabeth Petrovna. |
Mát xa chân là một phần của liệu pháp làm đẹp thông thường, vừa giúp thư giãn vừa làm săn chắc cơ thể. Từ thời xa xưa, liệu pháp này được biết đến với việc “cào gót chân”, và rất phổ biến trong giới quý tộc Nga cho đến cuối thế kỷ 19.
Nữ hoàng Elizabeth Petrovna (1709-1762) đã có thói quen này khi bà sống ở Aleksandrovskaya Sloboda. Elizabeth bị buộc phải sống ở đây một thời gian vào giai đoạn đầu của triều đại do Nữ hoàng Anna Ioannovna – chị họ của Elizabeth Petrovna trị vì (1693-1740). Trong thời gian ở đây, bà dành nhiều thời gian với những người nông dân, cùng hát và nhảy các điệu nhảy dân gian với họ. Bà luôn có thói quen cào gót chân trước khi đi ngủ, thậm chí mang thói quen này tới St. Petersburg, khi bà trở thành Nữ hoàng. Bà thường giao công việc này cho những nữ quan thân cận nhất của bà./.
Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Tình hình ở Chechnya rơi vào bất ổn sau khi Nga rút quân khỏi đây năm 1996. Các nhóm cực đoan chiếm ưu thế và thực hiện nhiều vụ tấn công khủng bố ở các khu vực thuộc Nga, giáp Chechnya. Năm 1999, ông Putin - lúc đó là Thủ tướng Nga - quyết định đưa quân trở lại Chechnya.
10/05/2022
Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.
08/05/2022
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021