Sau 70 năm, Nga công bố tài liệu về quả bom hạt nhân đầu tiên thời Liên Xô
Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nga (Rosatom) vừa công bố những ảnh chụp tài liệu về việc chế tạo quả bom hạt nhân đầu tiên thời Liên Xô.
Một người đứng cạnh quả bom RDS-1 - Rosatom
Sau khi Mỹ thả 2 quả bom hạt nhân xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 8.1945, chính quyền Liên Xô muốn đẩy nhanh việc phát triển loại vũ khí hàng loạt này để không bị tụt hậu, theo đài RT.
Vào ngày 29.8.1949, 4 năm sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật, Liên Xô thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên gọi là RDS-1 (Tia chớp đầu tiên). Vụ thử nghiệm diễn ra tại vùng thị trấn Semipalatinsk, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh (nay là Kazakhstan).
Vụ thử nghiệm thành công với sức nổ của quả bom là 22 kiloton, tương đương sức nổ của quả bom ở Nagasaki (1 kiloton = 1.000 tấn thuốc nổ TNT).
Theo tài liệu được công bố, nhà nước Liên Xô ra lệnh phát triển bom hạt nhân vào tháng 6.1946. Mệnh lệnh được truyền đi qua các tài liệu được đánh máy và theo các quy tắc riêng mà chỉ những người liên quan mới giải mật được.
Cụ thể, trong tài liệu, lãnh đạo Cục Xây dựng 11 Pavel Zernov phải chế tạo một loại “động cơ phản lực C” với 2 phiên bản, “sử dụng nhiên liệu nặng (C-1) và nhiên liệu nhẹ (C-2).
“Động cơ phản lực C” được hiểu là quả bom hạt nhân còn C-1 và C-2 là plutonium và uranium cấp độ vũ khí.
Các nhà khoa học được yêu cầu phải báo cáo cho chính quyền hàng tháng về tiến độ. Tên của họ chỉ được nhắc đến bằng 2 chữ cái đầu tiên.
Trong số các tài liệu được giải mật còn có bản vẽ mô tả cách các máy bay mang theo thiết bị đo đạc, máy chụp ảnh và quay phim, phải bay như thế nào để thu thập tối đa dữ liệu từ vụ thử nghiệm quả bom hạt nhân RDS-1 vào năm 1946.
Những tài liệu này được coi là hồ sơ quý giá để giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về Liên Xô và chương trình hạt nhân trong giai đoạn này.
Đám mây hình nấm bốc lên từ vụ nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô năm 1949 / Wikipedia
Theo ThanhNien
TIN LIÊN QUAN
Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.
08/05/2022
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021
Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.
04/01/2021