Tổng thống Putin viết về gia đình trong chiến tranh
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của quân dân Liên Xô, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã viết một bài báo, kể lại câu chuyện về việc cha mẹ ông đã đối mặt với hiểm nguy như thế nào trong cuộc bao vây Leningrad, về người anh trai đã khuất của ông. Bài viết chứa nhiều chi tiết hết sức riêng tư, đã được đăng trên tờ báo Russian Pioneer.
Putin kể rằng cha ông là Vladimir Spiridonovich Putin đã gia nhập một nhóm biệt động, hoạt động dưới sự chỉ huy của Bộ Dân ủy nội vụ (NKVD). Nhiệm vụ của lực lượng này gồm việc cho nổ các cây cầu và tuyến đường sắt nằm gần St Petersburg (khi đó là Leningrad).
Trong 28 thành viên thuộc nhóm thì 24 người đã chết khi chiến đấu chống Phát xít Đức gần St Petersburg. Một ngày nọ, những người lính Đức đuổi theo ông Vladimir và đồng đội tới một khu rừng. Cha ông sống sót nhờ nhanh trí trốn dưới đầm lầy trong vài giờ.
“Cha tôi đã phải lặn xuống đầm lầy và thở bằng ống sậy, khi những người lính của Phát xít Đức bước ngang qua, chỉ cách ông có vài bước chân,” ông Putin kể, cho biết cha mình còn nghe thấy cả tiếng chó sủa.
Ông Vladimir về sau còn kể cho con trai việc ông bị thương ra sao, trong một lần tình cờ đụng độ một tên lính Đức. "Gã đó nhìn về phía chúng ta một cách thận trọng. Gã rút ra một quả lựu đạn, thêm một quả nữa rồi bất ngờ ném về phía chúng ta,” ông Putin kể lại lời cha đẻ.
"Đôi khi cuộc sống thật đơn giản và nghiệt ngã,” ông Putin kết luận trong bài viết.
Khi cha Putin tỉnh dậy, ông đã không thể bước đi. Nhưng đó chưa phải là điều tệ nhất. Ông còn phải trở về đơn vị, đóng ở bờ bên kia sông Neva rộng lớn, lúc ấy đang đóng băng.
“Sông Neva nằm dưới sự giám sát liên tục, thường xuyên bị nã pháo và hứng các loạt súng máy. Gần như không có cách gì để sang bờ bên kia,” ông cho biết.
Thật may mắn, cha Putin đã gặp được một người bạn và là hàng xóm của ông. Con người ấy đã vượt qua lửa đạn, đưa ông tới một bệnh viện. Ông Vladimir sống sót nhưng các mảnh lựu đạn vẫn găm chặt trong chân ông. Các bác sĩ quyết định không chạm vào những mảnh vỡ đó để cứu lấy chân ông.
Người hàng xóm ngồi chờ tại bệnh viện trong lúc ông Vladimir được phẫu thuật. Sau khi ca phẫu thuật thành công, ông này nói: ”Ổn rồi, giờ cậu sẽ sống, còn tớ thì đi thẳng tới chỗ chết.”
Nhưng rốt cục cả hai người đã sống sót qua khỏi cuộc chiến, dù ông Vladimir tưởng bạn đã chết. Phải đến những năm 60 tuổi, họ mới tình cờ gặp nhau tại một cửa hàng. Hai người bạn đã có một cuộc hội ngộ trong nước mắt.


Cha của Tổng thống Nga Vladimir Putin (Nguồn: RT)
Trong bài báo, ông Putin cũng cho biết anh trai mình đã ra đời tại thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai diễn ra ác liệt. Để có thể nuôi con, ông Vladimir đã bí mật chuyển khẩu phần ăn của mình, được cấp trong lúc ông vẫn phải nằm viện điều trị cái chân, cho vợ. Nhưng khi ông bắt đầu ngất xỉu trong bệnh viện, các bác sĩ và y tá hiểu ra chuyện gì đã xảy ra.
Anh trai của ông Putin đã bị nhà chức trách mang đi, đưa vào một trung tâm chăm sóc và sơ tán.
“Anh tôi bị ốm khi ở trung tâm đó. Mẹ tôi nói rằng anh bị mắc bệnh bạch hầu và không thể sống sót. Và người ta cũng chẳng bao giờ cho biết anh ấy đã được chôn cất ở đâu. Họ chẳng nói lời nào cả,” ông chia sẻ.
Chỉ tới năm ngoái, ông Putin mới bắt đầu thông tin về anh trai và nơi anh được chôn cất.
“Tôi đã tìm được anh mình. Không chỉ là địa chỉ mà mọi thông tin về họ, tên, ngày tháng năm sinh đều khớp. Anh được mai táng ở nghĩa trang Piskarevsky, tại St. Petersburg,” ông chia sẻ.
Trong tạp chí "Đội viên thiếu niên Nga”, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kể về kỷ niệm cha mẹ ông tham gia Chiến tranh vệ quốc vĩ đại và thoát chết một cách kỳ diệu như thế nào.
Tổng thống Nga viết: "Khi cuộc chiến bắt đầu, cha tôi làm việc tại nhà máy quốc phòng nên được miễn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, ông đã viết đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản, và sau đó đề nghị được ra mặt trận. Cha tôi được phân công vào đội phá hoại. Nhưng chẳng bao lâu sau đội bị phục kích, phát xít Đức truy lùng họ trong rừng. Cha tôi thoát chết vì ông lặn xuống đầm lầy mấy giờ liền và thở qua ống sậy. Và sau đó họ được phái sang quân đội chính quy tại cánh rừng Nevsky ở ngoại ô Leningrad. Đây có lẽ là nơi chiến sự xảy ra ác liệt nhất trong toàn bộ giai đoạn thành phố bị phong tỏa. Quân đội của chúng ta đã tổ chức một chiến tuyến nhỏ trong một thời gian dài, tại đây diễn ra nhiều giao cuộc tranh rất nặng nề. Khu vực này bị phát xít Đức bắn phá không sót một chỗ nào.Ông kể rằng khi thở qua sậy dưới đầm lầy, ông nghe lính Đức đi cách chỗ ông nấp chỉ mấy bước chân… Từ 28 người được cử đi, chỉ có 4 người trở về. 24 người đã hy sinh.
Cho đến nay ở đây đất vẫn còn lẫn sắt thép. Và cha tôi đã bị thương ở đó. Suốt đời mình, ông phải sống chung với mảnh đạn nằm trong chân vì không thể gắp hết các mảnh đạn ra ngoài được.


Tổng thống Nga Putin tiết lộ cha mẹ ông đã tham gia cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và thoát chết một cách kì diệu.
Còn mẹ tôi thì kể chuyện bà đến quân y viện nơi bố đang điều trị vết thương. Khi ấy bố mẹ tôi đã có một đứa con mới ba tuổi. Khắp nơi đang đói vì thành phố bị phong tỏa… Cha tôi đã giấu bác sĩ và y tá đưa cho mẹ khẩu phần ăn mà bệnh viện phát cho. Mẹ tôi mang gói thực phẩm đó về nhà và cho con ăn. Còn cha tôi thì ngất trong bệnh viện vì đói quá, khi bác sĩ và y tá hiểu chuyện gì đã xảy ra, họ không cho mẹ tôi đến nữa.
Rồi sau đó đứa bé được mang đi. Người ta làm điều đó để cứu các em nhỏ khỏi chết đói trong giai đoạn Leningrad bị phong tỏa. Thậm chí không cần hỏi các bậc cha mẹ. Tại đó anh trai tôi bị ốm và không qua khỏi.
Khi anh tôi đã đi sơ tán và mẹ tôi ở nhà một mình, cha tôi đã được bác sỹ cho phép đi lại. Ông chống nạng đi về nhà. Khi đến nhà, ông thấy các nhân viên y tế đang mang những xác chết ra cửa. Và ông thấy mẹ tôi trong số đó. Ông lại gần và có cảm giác như mẹ vẫn còn thở. Ông nói với bác sỹ: "Cô ấy vẫn còn sống mà!" "Đi dọc đường rồi cũng chết thôi. Cô ấy sẽ không sống nổi đâu", những người hộ lý nói.
Cha tôi thường kể rằng khi ấy ông đã dùng nạng lao vào mấy người hộ lý và bắt họ phải đưa mẹ tôi lên căn hộ. Và bố đã cứu sống mẹ. Mẹ tôi thoát chết và sống cho đến năm 1999. Cha tôi qua đời vào cuối năm 1998.
Sau khi thành phố được giải phóng khỏi cuộc phong tỏa, cha mẹ tôi chuyển về quê ở tỉnh Tver và sống ở đó cho đến khi kết thúc chiến tranh. Cha tôi có sáu anh em, năm người bị chết trong chiến tranh. Và mẹ tôi cũng mất những người thân. Tôi là đứa con sinh muộn, khi mẹ tôi đã 41 tuổi.
Ở Nga không có gia đình nào mà không có người bị chết trong chiến tranh. Điều này tất nhiên là bi kịch. Nhưng cha mẹ tôi không thù hận đối với kẻ thù, điều đó thật đáng kinh ngạc. Đến tận bây giờ, nói thật là tôi vẫn không thể hiểu đến cùng chuyện này. Mẹ tôi thường nói: "Làm sao có thể ghét những người Đức? Họ là người dân thường và cũng đã chết trong chiến tranh. Họ cũng là những người lao động như chúng ta. Đơn giản là họ bị lùa ra mặt trận."
Tôi vẫn nhớ những lời này từ thời thơ ấu — Tổng thống Nga kết luận.
Theo http://tamnhin.net
TIN LIÊN QUAN
Hoàng đế Pháp Napoleon, với tham vọng kiểm soát hoàn toàn châu Âu, đã thống lĩnh 600.000 quân chinh phạt đế quốc Nga năm 1812. Cuộc chiến chỉ kéo dài chưa đầy 6 tháng, nhưng gây ra thương vong nặng nề cho cả hai bên.
20/05/2022
Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.
08/05/2022
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021