Một người Nga 8 lần thám hiểm Titanic
Evgeny Chernyaev (trái) cùng với cháu gái gặp đạo diễn Titanic James Cameron (phải).
Từ phim “Titanica”...
Khi Evgeny Chernyaev nói về những chuyến thám hiểm biển sâu, gương mặt của ông kỹ sư 57 tuổi ngời sáng như một đứa trẻ. Ông kể về những chiếc đèn đồng vẫn còn sáng suốt nhiều thập kỷ nằm dưới đáy biển, những cái chai vẫn còn nút chặt, những cây cột gỗ chạm trổ đẹp đẽ. Đó là ông kể về con tàu đã khiến người đời tưởng tượng và say mê suốt cả thế kỷ qua - tàu Titanic.
Là người lái con tàu ngầm nghiên cứu Mir-2 của Nga, Chernyaev đã 8 lần thám hiểm tàu Titanic với khoảng 1.000 giờ lặn. Xác tàu Titanic được nhà khảo cổ học biển sâu người Mỹ Robert Ballard tìm thấy mùa thu năm 1985. Hai năm sau đó, Cty Rauma-Repola của Phần Lan chuyển cho phía Nga các tàu ngầm nghiên cứu Mir1 và Mir2 được nghiên cứu tại Viện Hải dương học Shirshov ở Mátxcơva.
Hoàn toàn tình cờ là cùng lúc đó, tập đoàn sản xuất phim Imax của Canada đang tìm kiếm một con tàu thích hợp để làm bộ phim tài liệu có tựa đề “Titanica”. Mặc dù tàu của các nước khác cũng có khả năng lặn sâu như vậy, song không tàu nào đáp ứng được yêu cầu của nhà làm phim như tàu Mir. Ngoài việc phải có đủ chỗ cho camera và thợ lặn, tàu Mir vẫn còn đủ rộng để việc làm phim dễ dàng hơn. Khi đạo diễn Stephen Low hỏi Evgeny Chernyaev xem con tàu ngầm nhỏ có thể cung cấp chừng nào năng lượng và ánh sáng, câu trả lời của Chernyaev đi đúng trọng tâm: “Ông sẽ có đủ ánh sáng chừng nào ông muốn”.
10.5.1991, tàu nghiên cứu của Nga mang tên Akademic Mstislav Keldysh ra khơi từ cảng Kaliningrad. Trên tàu là hai tàu ngầm Mir và một thủy thủ đoàn quốc tế, trong đó có Chernyaev.
... đến lặn biển sâu
Tình hình ở Nga và ở Viện Hải dương học Shirshov không hoàn toàn màu hồng vào thời điểm 1991. Nước Nga đứng trước những thử thách lớn, nền kinh tế sụp đổ. Trong bối cảnh đó, các nhà nghiên cứu chỉ lo mỗi việc sống sót chứ đừng nói là nghĩ đến tương lai. Các hoa tiêu của tàu Mir hầu như không có kinh nghiệm thám hiểm dưới độ sâu gần 5.000m dưới đáy Đại Tây Dương nơi tàu Titanic đang ngủ yên, còn thời tiết ở Đại Tây Dương không hề thuận lợi.
Nhưng mọi cơn bão đều bị lãng quên khi hai tàu Mir cuối cùng cũng tới được xác tàu Titanic lần đầu tiên. Chernyaev buộc phải chia sẻ chỗ ngồi nhỏ xíu của ông với máy quay của Imax cùng hai thành viên đoàn làm phim. Ông phải xoay người thậm chí chạm cả vào bánh lái. Trước đây và sau này Chernyaev đã thấy nhiều xác tàu. Ông đã xem phim “Bismarck” và đã lặn xuống đáy đại dương ở Bắc Cực. Nhưng cho đến cả 20 năm sau đó, những hồi ức khi nhìn thấy xác tàu Titanic vẫn làm ông im bặt. Ông hình dung lẽ ra con tàu khổng lồ này phải vượt đại dương thế nào, những con người dũng cảm trên chuyến tàu đó ra sau, cùng thảm kịch chìm tàu mà chẳng ai ngờ tới. Chernyaev tận mắt nhìn thấy những lan can han gỉ, những đồng xu bạc, những chiếc đĩa ăn còn nguyên vẹn đáng kinh ngạc. “Nước là một cấu thành của tôi, mỗi chuyến thám hiểm là một câu chuyện thần thoại” - ông nói. Nhưng câu chuyện tàu Titanic là chuyện ông thích hơn cả.
Song, kết thúc có hậu chỉ diễn ra vài năm sau đó, khi đạo diễn người Mỹ James Cameron cùng với thủy thủ đoàn tàu Mir ra khơi thám hiểm để quay bộ phim kinh điển “Titanic” của ông. Cả đoàn đã dành 18 giờ lặn dưới nước, chỉ việc ngoi lên rồi ngụp xuống đã mất tổng cộng 5 giờ đồng hồ. Hết lần này đến lần khác, đạo diễn nổi tiếng muốn thực hiện lại những cú bấm máy phức tạp tới 2 - 3 lần. “Cameron muốn công nghệ tốt nhất, nhóm thủy thủ giỏi nhất, tàu lặn tốt nhất - Chernyaev nói - Ông ấy đúng là một kỹ sư, ông ấy hiểu hết mọi thứ”.
Sau này, Cameron vẫn mê thế giới dưới nước ở Nga. Năm 2010, ông thực hiện một chuyến thám hiểm với Mir1 dưới đáy hồ Baikal. Chuyến thám hiểm gần đây nhất của ông là đầu tháng 4.2012, ông lặn xuống vùng sâu nhất của đại dương ở rãnh Marinanna, 50 năm sau ngày nhà nghiên cứu người Thụy Sĩ Jacques Piccard thám hiểm nơi đó lần đầu. Bộ phim “Titanic” của Cameron ra mắt tại Nga ở thành phố Kaliningrad, thành phố cảng của tàu nghiên cứu Akademik Mstislav Keldysh. Evgeny Chernyaev cũng có mặt trong buổi công chiếu đó.
TIN LIÊN QUAN
Việc làm trung gian hòa giải giữa Ukraine và Nga đang giúp tỷ phú Roman Abramovich tránh né các lệnh trừng phạt từ Mỹ, thứ vốn có thể đóng băng hàng tỷ USD tài sản cá nhân của ông.
06/05/2022
Không giống như nhiều nhà tài phiệt khác của Nga, tỷ phú này không bị Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt với cáo buộc “có liên quan” đến chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.
05/05/2022
Khoảng 900 người Nga và người nước ngoài gốc Nga đã lọt vào danh sách tỷ phú năm 2022 của Forbes.
04/05/2022
Vladimir Medinsky, trợ lý đặc biệt của Tổng thống và là trưởng đoàn đàm phán hòa bình với Ukraine, có thu nhập cao gấp 10 lần ông Putin trong năm 2021.
16/04/2022
Chàng trai được ví như Mark Zuckerberg phiên bản Nga này sở hữu nhiều thành tựu công nghệ lớn nhưng phải phiêu bạt khắp nơi, bị đuổi khỏi công ty của chính mình vì từ chối cung cấp dữ liệu người dùng.
12/04/2022
Abramovich được cho là cầu nối trong nỗ lực đàm phán giữa Moskva và Kiev và đóng vai trò như một "cánh tay mềm mỏng" hơn của Điện Kremlin.
30/03/2022
Theo bảng xếp hạng Real Time của Forbes, Nga hiện có 2 tỷ phú dưới 40 tuổi là Timur Turlov (34 tuổi) và Pavel Durov (37 tuổi).
24/03/2022
Ông Anatoly Chubais được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Tổng thống Nga từ ngày 4/12/2020.
23/03/2022
Tỷ phú Roman Abramovich đã thông báo từ bỏ quyền quản lý câu lạc bộ Chelsea. Nhưng động thái này chẳng qua như chiêu “rút củi đáy nồi” của nhà tài phiệt Nga vốn lọc lõi trên thương trường và cả chính trường.
18/03/2022
Tỉ phú Nga Roman Abramovich được phát hiện trông có vẻ mệt mỏi trước khi bay sang Thổ Nhĩ Kỳ sau khi ông chủ CLB Chelsea bị Chính phủ Anh trừng phạt.
15/03/2022