10 năm sau “Cách mạng Cam”: Ukraine vẫn chưa thoát cảnh hỗn
Cách mạng Cam” đã nổ ra ở Ukraine vào ngày 21.11.2004. Năm 2004, trước những cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống, hàng trăm nghìn người ủng hộ ông Vikto Yushchenko đã dùng màu cam - biểu tượng tranh cử của ông - xuống đường phản đối kết quả bầu cử.
Sau hai tuần tụ tập biểu tình tại Quảng trường Độc lập (Maidan), những người ủng hộ ông Yushchenko đã buộc Tối cao pháp viện Ukraine hủy bỏ kết quả bầu cử và ra lệnh tổ chức một cuộc bầu cử mới. Và trong cuộc bầu cử đó, ông Vikto Yushchenko, một nhân vật thân phương Tây, đã đánh bại ông Viktor Yanukovych, ứng viên được Nga ủng hộ và là người được tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử lần trước. Igor Shishkin, Phó giám đốc Viện SNG của Nga cho rằng, đó không phải là lý do duy nhất, thậm chí không là lý do chính.
Đó chỉ là cái cớ. Một cái cớ ngụy tạo, bởi các cuộc điều tra tư pháp sau đó không xác nhận bất kỳ trường hợp gian lận phiếu bầu. Tình hình ở Ukraine hôm nay cho thấy mục đích của “Cách mạng Cam” là gì? Đó là nỗ lực đầu tiên bứt Ukraine khỏi Nga.
Ukraine được tạo hóa ban cho vị thế địa - chính trị đặc biệt quan trọng, nằm giữa Nga và phần còn lại của châu Âu. Do yếu tố lịch sử để lại, phía Tây và phía Đông Ukraine tồn tại những điểm khác biệt về dân tộc cũng như văn hóa. Bất chấp Ukraine là tiếng quốc ngữ, người Ukraine sống ở phía Đông nước này phổ biến sử dụng tiếng Nga. Bên cạnh đó, do tiếp giáp với Nga, kinh tế phía Đông phát triển hơn phía tây, trở thành đầu tàu kinh tế của Ukraine.
Chiến thắng của ông Yushchenko được coi là đã khởi xướng một cuộc cách mạng mới - Cách mạng màu Cam - hứa hẹn sẽ giúp Ukraine rũ bỏ những liên hệ và tiến hành những cải cách để đưa Ukraine bước vào một giai đoạn mới tự do, dân chủ, tốt đẹp hơn.
Nhưng sau 5 năm, người dân Ukraine rất thất vọng về các lãnh đạo “Cách mạng Cam”. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2009, ông Yushchenko - người hùng của “Cách mạng Cam” chỉ chiếm hơn 5% số phiều. Yushchenko đã bị dư luận trong nước đánh giá là tổng thống tồi nhất của Ukraine.
Những người hy vọng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, vào một tương lai thịnh vượng, đã không nhận được gì. Tham nhũng thậm chí còn tăng lên. Cái duy nhất người ta thấy được bắt đầu là sự chèn ép tiếng Nga và văn hóa Nga trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Ukraine. Trong khi đó bà Yuliya Tymoshenko, một lãnh đạo khác của “Cách mạng Cam”, đã bị chính ông Viktor Yanukovych đánh bại.
Với sự thất bại của lãnh đạo “Cách mạng Cam” và sự trở lại của ông Yanukovych, có người cho rằng “Cách mạng Cam” đã lụi tàn, đã thất bại. Thomas Gomart, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Nga tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), cho rằng sau 10 năm, “Cách mạng Cam” chẳng còn để lại gì tốt đẹp cho Ukraine.
Cho đến trước khi Viktor Yanukovych trở lại làm Tổng thống (tháng 2.2010), đất nước 46 triệu dân này đã phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội “đen tối nhất lịch sử nước này” với hàng loạt những chỉ số báo động: năm 2008-2009, GDP của Ukraine giảm 15%, lạm phát tăng 16,4%, số người thất nghiệp tăng gấp ba, lên 9%; thu nhập thực tế của người dân giảm gần 11%. Trong khi đó, mối quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” với Nga đã đẩy Kiev vào cuộc khủng hoảng khí đốt thiệt đơn thiệt kép với Moscow.
Các sự kiện năm 2004 đã chia rẽ đất nước Ukraine. Giới thượng lưu chính trị thay nhau lên nắm quyền sau cuộc “Cách mạng Cam” tiếp tục thất bại trong việc củng cố đoàn kết. Trong bối cảnh xã hội bị chia xé về tư tưởng, các vấn đề kinh tế đã tiếp tay cho thế lực bên ngoài lôi kéo người dân lần nữa đến Maidan (Quảng trường Độc lập). Ngày 21.11.2013, Tổng thống Viktor Yanukovych tuyên bố Hiệp ước hội nhập châu Âu không đáp ứng các lợi ích kinh tế của đất nước và hoãn việc ký kết tài liệu.
Ngay tối hôm đấy, những đống lửa lại bùng cháy trên Quảng trường Độc lập và hàng trăm người không ngừng hô hào đòi lật đổ chế độ. Sự kiện kết thúc bằng cuộc đảo chính được phương Tây công khai ủng hộ. Theo các chuyên gia, những sự kiện này có thể được coi là sự tiếp nối của Maidan năm 2004, có nghĩa là dù những biến động năm 2004 không thật thành công, nhưng các đối thủ địa chính trị của Nga đã rút ra kết luận. Họ cố gắng để nỗ lực thứ hai cuối năm 2013 mạnh hơn, huy động nhiều nguồn lực đa dạng trong đó có sự hậu thuẫn về chính trị mà tất cả chúng ta đã thấy qua các chuyến thăm Maidan của sứ giả phương Tây”.
Hiện nay, một trong những nước cộng hòa giàu có nhất Liên bang Xôviết trong quá khứ đang trong cảnh bần cùng, lâm vào hỗn loạn, nội chiến. Điều tồi tệ hơn cả là tương lai của Ukraine trước mắt vẫn rất bất định. Chính phủ Kiev đang chuẩn bị lao vào một cuộc chiến tổng lực với các tỉnh miền Đông. Từ khi diễn ra “Cuộc “Cách mạng Cam” lần thứ 2” đến nay, Ukraine đã chính thức bị xén mất khu vực Donetsk và Lugansk với 64.618km2 và bán đảo Crimea với 26.100km2. Tổng cộng Ukraine mất gần 90.000km2 và hơn 10 triệu dân.
Điều đáng nói là phương Tây không giúp được gì, trong khi hai nước Cộng hòa Donetsk và Lugansk tự xưng thì càng đánh càng mạnh. Trái ngược với EU và Mỹ, Nga không tiếc thứ gì, không tiếc điều gì để ủng hộ cho phe ly khai. Đương nhiên thôi, vì đây là lợi ích an ninh sống còn của Nga chứ không phải của NATO và Mỹ. Cho nên, Kiev không phải tiến hành cuộc chiến với phe ly khai mà thực chất là chiến tranh với nước Nga như Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk đã cay đắng xác nhận.
Sự trừng phạt của EU - Mỹ với Nga chưa đủ độ để buộc Moscow thay đổi ý định. Sử dụng biện pháp quân sự với Nga của lực lượng NATO thì hoang tưởng. Vậy thì nhà cầm quyền Kiev sẽ lựa chọn biện pháp nào? Hoặc là đưa phần còn lại vào EU hoặc là liên bang hóa Ukraine.
Nếu chấp nhận mất miền Đông để đưa phần còn lại vào EU, thì sẽ là một cuộc tự sát chính trị, chính quyền sẽ tan rã. Tiến hành liên bang hóa theo đề nghị của Nga cách đây 9 tháng? Tình thế giờ đã khác, Donetsk và Lugansk chưa chắc chịu liên bang hóa mà họ đang có xu hướng muốn độc lập hơn, cũng chưa chắc họ sẽ sáp nhập vào Nga như Crimea. Rõ ràng chính quyền Kiev giờ không biết phải làm gì.
Theo http://danviet.vn
TIN LIÊN QUAN
77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…
10/05/2022
Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.
10/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022