Vietnews.ru
Tham khảo

Công nghiệp vũ trụ Nga tìm lại hào quang xưa

06/04/2014 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Trước tình trạng lạc hậu và trì trệ của ngành công nghiệp vũ trụ Nga, một loạt chương trình cải tổ đang được chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin nỗ lực triển khai nhằm đưa ngành này trở lại thời hoàng kim…

Những mô hình tên lửa nằm xen kẽ với những tấm áp phích in hình phi hành gia đã ố nhạt. Gần đó, những chú lạc đà thảnh thơi gặm cỏ sát khu vực đặt bệ phóng cũ kỹ càng làm cho khung cảnh thêm tiêu điều...

Hiếm ai nghĩ rằng nơi đây chính là sân bay vũ trụ Baikonur - sân bay vũ trụ đầu tiên và lớn nhất thế giới, biểu tượng một thời của ngành công nghiệp vũ trụ Nga.

Được xây dựng trên một vùng đất bằng phẳng, khô cằn ở quốc gia Trung Á Kazakhstan, Baikonur từng là địa điểm bí mật phóng con tàu Vostok (Phương Đông) huyền thoại đưa nhà du hành Yuri Gagarin bay vào quỹ đạo Trái đất lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1961. Tuy nhiên, sau khi Liên bang Xô viết chính thức tan rã năm 1991, sân bay này đang dần chìm vào quên lãng và cơ sở hạ tầng thì ngày càng xuống cấp trầm trọng.

Trong một cuộc họp với đại diện các cơ quan hàng không vũ trụ Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã dùng từ “già cỗi” để mô tả sân bay vũ trụ Baikonur. Dường như ông cũng muốn ám chỉ thực trạng đáng báo động của ngành công nghiệp từng là niềm tự hào của nước này.

Ngày nay, Baikonur vẫn là nơi duy nhất đưa các chuyến bay có người lái lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS. Sân bay chiếm khoảng 1/3 tổng số cuộc phóng vệ tinh, đồng thời là nơi đón tiếp phi hành gia từ khắp nơi trên thế giới.

Nhưng Baikonur đang trở nên lạc hậu khi không có rạp chiếu phim hay bất cứ loại hình dịch vụ văn hóa, giải trí nào của thế kỷ 21. “Có một thời gian dài, thậm chí không ai biết đến sự tồn tại của nơi này”, bà Evelina Shchur, Giám đốc Bảo tàng Vũ trụ của thành phố nói.

Thời gian qua, Nga đã tăng gấp đôi ngân sách cho ngành công nghiệp vũ trụ và năm 2013 đã lên đến hơn 5 tỉ USD. Dù vậy, ngành này đã quá trì trệ tới mức chưa thể đi vào nền nếp và ngân sách có khi còn bị sử dụng sai mục đích hoặc bị rút ruột.

“Những công nghệ cũ đã không thể hoạt động còn những công nghệ mới thì chưa được xây dựng và vận hành. Dù đã nhận được tiền nhưng chưa có sự tiến triển nào đáng kể”, Igor Marinin, biên tập viên của tạp chí chuyên ngành vũ trụ Novosti Kosmonavtiki cho biết.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp này cũng phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám sau khi thế hệ các chuyên gia hàng không vũ trụ hàng đầu của Nga lần lượt rời bỏ ngành vào thời điểm Liên bang Xô viết tan rã. Trong số 240.000 người đang công tác trong ngành, có đến 90% là trên 60 tuổi hoặc dưới 30 tuổi. “Tất cả các nhà máy đều thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng. Cả một thế hệ kỹ sư của ngành đang biến mất”, ông Valery Ryumin, phi hành gia 73 tuổi chua xót.

Chính phủ Nga hy vọng thông qua việc tách Cơ quan hàng không vũ trụ Roskosmos khỏi các gói thầu xây dựng, quá trình cải tổ sẽ thúc đẩy kiểm soát chất lượng và chấm dứt chuỗi thất bại “đáng quên” của ngành công nghiệp vũ trụ, điển hình là vụ nổ tên lửa đẩy Proton mang theo thiết bị trị giá 200 triệu USD hồi tháng 7/2013.

“Chúng tôi đang ấp ủ một kế hoạch lớn. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để xóa bỏ vết nhơ làm tổn hại đến danh tiếng”, tân Giám đốc Rosmoskos Oleg Ostapenko cam kết.

Chương trình cải cách còn hướng tới sắp xếp lại quy trình sản xuất và lắp đặt với việc tập trung các nhà cung cấp vào một đầu mối thông qua một công ty do nhà nước quản lý và hoàn toàn độc lập với Roskosmos. Roskosmos sẽ chỉ tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển hạ tầng mặt đất...

“Quá trình cải tổ sẽ rất khó khăn nhưng Chính phủ thấy rằng không thể tiếp tục vận hành theo cơ chế cũ”, Sergey Pekhterev, Giám đốc công ty vệ tinh SetTelecom của Nga nói.

Với chương trình cải tổ toàn diện và mạnh mẽ được ký cuối năm 2013, Tổng thống Putin đang tràn trề hy vọng sẽ sớm vực dậy ngành công nghiệp vũ trụ. Đây cũng là một phần trong kế hoạch thúc đẩy Nga trở thành siêu cường về công nghệ cao, mà một trong những hướng đi chủ yếu là hồi sinh các trung tâm nghiên cứu và ngành công nghiệp mũi nhọn thời Liên Xô cũ.

Theo http://www.tgvn.com.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Tham khảo,

09/06/2022

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022