Vietnews.ru
Tham khảo

Đặc nhiệm Nga đối mặt với sự sống còn

20/08/2012 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Vấn đề tái cơ cấu lực lượng trinh sát và đặc nhiệm trong điều kiện toàn bộ quân đội đang phải cải tổ hiện là đề tài nóng tại Nga.

Về vấn đề này, tác giả Valeri Boval đã có bài viết phê phán những vấn đề tồn đọng và các chính sách bất hợp lý trong công tác cải tổ lực lượng đặc nhiệm của Quân đội Nga.

Dưới đây là nội dung chính của bài viết:

Hiện nay, lực lượng đặc nhiệm Nga có một nhiệm vụ quan trọng: cải tổ hệ thống. Đây là một nhiệm vụ cấp thiết bởi nhiều lý do. Nhiều người cho rằng lực lượng đặc nhiệm Nga buộc phải thay đổi để theo kịp những mô hình đặc nhiệm của các quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, lực lượng đặc nhiệm Nga đã trải qua những cuộc thay đổi không như mong muốn, không chuyên nghiệp với mục tiêu đáp ứng nhiệm vụ mới.

Dù quyết định thành lập lực lượng để thực hành những nhiệm vụ đặc biệt đã được thông qua, tuy nhiên, những bước đầu tiên hiện thực hóa quyết định này khiến người ta ngạc nhiên. Đó là việc những đội đặc nhiệm riêng lẻ hoặc bị xóa sổ, hoặc bị điều sang hoạt động dưới sự lãnh đạo của cơ quan khác.

Đặc nhiệm Nga đối mặt với sự sống còn
Lính đặc nhiệm Nga.

Theo nhiều ý kiến, trong những cuộc xung đột vũ trang, lực lượng đặc nhiệm Nga, những đơn vị hoạt động với tư cách là một công cụ tình báo chiến thuật, không thể phát huy được tác dụng trong những trường hợp tác chiến cụ thể.

Bên cạnh đó, về mặt chiến thuật, họ còn luôn bị thiếu thông tin để có thể tiến hành thắng lợi chiến dịch. Chẳng hạn như trong cuộc chiến ở Nam Osetia, dù các lực lượng đặc nhiệm Nga có thừa khả năng thực hiện thành công các nhiệm vụ ở vùng hậu cứ của địch và phối hợp hành động cùng các đơn vị bạn tấn công Quân đội Gruzia… thì có nhiều thông tin về việc họ rơi vào bẫy đối phương.

Hiện giờ, một số đơn vị đặc nhiệm Nga luôn phải chuyển địa điểm đóng quân bất hợp lý. Một trong số đó là Đội đặc nhiệm số 24. Đây là đơn vị đã phải chuyển từ Ulan-Ude sang Irkutsk vào năm 2009 và hiện nay, chuyển đến Novosibirsk, trong khi gia đình họ đang ở tại Irkutsk.

Nếu quyết định lần này có liên quan đến vấn đề chính trị thì sự hợp lý của nó ở đâu? Nếu quyết định lần này có liên quan đến quân sự thì có gì lý giải được việc ¼ lãnh thổ, có ý nghĩa chiến lược (nằm cạnh hồ Baikal) lại không hề được bảo vệ? Làm thế nào để chi viện lực lượng và thành lập những trạm chỉ huy chiến lược nếu như đội quân gần nhất cũng cách đó 2.000 km?

Đội đặc nhiệm số 24 trước đây đóng quân ở Ulan-Ude, nơi có căn cứ huấn luyện rất tốt. Vị trí đóng quân của đơn vị cách sân bay không xa. Vì vậy khả năng cơ động là rất lớn. Hầu hết, các quân nhân trong đội quân này đều được hỗ trợ nhà ở. Cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc của căn cứ có thể đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn trong thời bình.

Chuyển đội quân này sang Irkutsk, nơi không có căn cứ huấn luyện, không có trường bắn, không thể tiến hành tập trận là một quyết định đúng đắn? Ngoài ra, quân đặc nhiệm lại phải tự mình xây dựng cơ sở hạ tầng mới ở đơn vị (làm thợ xây), thay vì tập luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Với quyết định chuyển nơi trú quân lần này, cơ hội phát triển của Đội 24 là rất ít. Chất lượng đời sống của quân nhân cũng giảm sút đáng kể vì các thành viên gia đình bị mất việc, trong khi Bộ Quốc phòng không chịu trách nhiệm tìm việc cho các thành viên gia đình quân nhân.

Những đơn vị đặc nhiệm thuộc Bộ chỉ huy vùng được thành lập để tiến hành những cuộc phá hoại sau lưng địch. Tuy nhiên, theo cải tổ, lực lượng này sẽ không tồn tại nữa.

Hãy nhìn vào thành tích của những đơn vị đặc nhiệm này. Tại cuộc chiến ở Chesnya, đặc nhiệm thuộc Bộ chỉ huy vùng đã tham gia rất tích cực vào các chiến dịch đặc biệt. Trong thời gian đó đã có 29 đặc nhiệm nhận danh hiệu Anh hùng. Năm 2002, có khoảng 2.000 quân đặc nhiệm được trao huân, huy chương.

Trước cuộc cải tổ, Nga có 9 đơn vị đặc nhiệm, trong đó có 5 Anh hùng Xô Viết, 30 Anh hùng Nga. Đây là những chứng cứ rõ ràng cho thấy những quân nhân thuộc các đơn vị đặc nhiệm không chỉ dũng cảm, trung thành với tổ quốc mà còn là những người chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm chiến đấu.

Nếu như Nga vẫn tiếp tục tiến hành cải tổ theo cách này thì họ sẽ nhanh chóng mất đi lực lượng đặc nhiệm của mình. Cách tốt nhất là họ phải thay đổi chính sách với các đơn vị đặc nhiệm!

Theo baodatviet.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga, nằm cách phần còn lại của nước này hàng trăm dặm về phía Tây, đang trở thành “điểm nóng mới nhất” khi căng thẳng giữa Nga và châu Âu leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tham khảo,

21/06/2022

Theo thống kê của công cụ tìm kiếm, kể từ đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đã trở thành nước đi đầu trong các yêu cầu mua quốc tịch hoặc giấy phép cư trú của các quốc gia khác.

Tham khảo,

18/06/2022

Sau khi phải vật lộn với nhiều thách thức về cung ứng hậu cần trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Moskva đã quay trở lại với phương pháp vận chuyển có từ thời Liên Xô – đó là phát huy tối đa vai trò của đường sắt.

Tham khảo,

15/06/2022

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.

Tham khảo,

12/06/2022

Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.

Tham khảo,

12/06/2022

Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Tham khảo,

09/06/2022

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Vyborg - thành phố cổ phong cách Thụy Điển trong lòng nước Nga

Vyborg là thành phố cổ thuộc tỉnh Leningrad, nằm cách thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga khoảng 2 tiếng lái xe ôtô (140km) và cách biên giới Phần Lan chỉ 30-50km.

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

13.06.2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

06.06.2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022