Giá dầu sẽ tăng lên 80 USD/thùng
Thông tin này có trong báo cáo thường niên có tên gọi "Viễn cảnh năng lượng thế giới" công bố ngày 10/11.
Không chỉ vậy, nhu cầu về mặt hàng này cũng sẽ tăng lên mức 900.000 thùng/ngày vào năm 2020 và tăng dần lên 103,5 triệu thùng/ngày đến năm 2040.
Báo cáo của IEA cho rằng trong hai thập kỷ tới, nhu cầu về dầu thô dường như ổn định hơn trong khi chính phủ nhiều nước tiếp tục chính sách cắt giảm trợ giá đối với mặt hàng này song song với việc thúc đẩy tính hiệu quả về năng lượng và các nguồn năng lượng thay thế.
Cũng trong báo cáo, IEA dự đoán trong 25 năm tới mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng khoảng 25%, trong số này các nền kinh tế mới nổi chiếm phần lớn lượng sử dụng.
Trong báo cáo thường niên có tên gọi "Viễn cảnh năng lượng thế giới" công bố ngày 10/11, IEA nhận định Ấn Độ, Trung Quốc, các nước châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á là những khu vực có mức tiêu thụ năng lượng lớn.
Tuy nhiên, các quốc gia phát triển lại không theo xu hướng này. Cụ thể, đến năm 2040, mức tiêu thụ năng lượng tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm khoảng 15%, trong khi tỷ lệ này tại Nhật Bản sẽ giảm khoảng 12% và tại Mỹ là 3%.
Theo báo cáo của IEA, trong tương lai các nước sẽ chú trọng đến sử dụng nhiên liệu ít carbon hơn. Tỷ lệ nhiên liệu phi hóa thạch chiếm trong tổng số các loại nhiên liệu được dự đoán tăng từ 19% ở thời điểm hiện tại lên mức 25% đến năm 2040.
Tương tự như nhiên liệu phi hóa thạch, IEA nhận định khí gas tự nhiên - nhiên liệu sản sinh ít khí carbon nhất trong các nhiên liệu hóa thạch - sẽ chiếm ưu thế và dần thay thế các loại nhiên liệu có lượng khí thải carbon lớn hơn.
Đây có lẽ là tin vui cho Nga khi mới đây, Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Alexei Vedev cho rằng kinh tế nước này sẽ phải chịu một cú sốc thứ 2 nếu giá dầu giữ ở mức 40 USD/thùng và Nga phải mất 5 năm để kinh tế quay trở lại tình trạng trước khủng hoảng.
Ông Vedev cho biết: "Kịch bản giả định bảo thủ cho thấy quỹ đạo giảm giá dầu xuống mức 40 USD/thùng vào năm 2016 và duy trì mức đó tới năm 2018. Chúng tôi tính rằng sự suy giảm như vậy đồng nghĩa với cú sốc thứ hai cho nền kinh tế Nga - một cú sốc bên ngoài, và sẽ mất thêm thời gian để thích ứng với điều kiện mới."
Tác động của giá dầu xuống 40 USD/thùng sẽ đặc biệt nghiêm trọng, làm suy yếu đồng rúp xuống còn 65 đồng đổi một USD vào cuối năm 2015, khiến kinh tế Nga bị suy giảm tới 5% trong năm nay và 1% vào năm 2016.
Ngay cả giá dầu giao dịch ở mức 50 USD/thùng, các nhà kinh tế cũng nhận định rằng, nền kinh tế Nga sẽ có xác suất tới 85% bị suy thoái trong 12 tháng tiếp theo.
Theo http://baodautu.vn
TIN LIÊN QUAN
Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.
11/05/2022
77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…
10/05/2022
Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.
10/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022