Gót chân Asin trên thị trường trái phiếu Nga
Nhân viên tại một ngân hàng của Nga cho biết, các doanh nghiệp phải huy động 10 tỷ USD/tháng nhưng hiện không có biến chuyển gì. Điểm dễ tổn thương nhất của Nga chính là thị trường trái phiếu.
Lars Christensen thuộc ngân hàng Danske cho rằng kinh tế Nga đã rơi vào suy thoái và có thể giảm 4% nếu bị áp thêm các lệnh trừng phạt mới và có nguy cơ lặp lại kịch bản năm 2008 khi dòng tiền bốc hơi sau một loạt vụ vỡ nợ và khủng hoảng trong ngành ngân hàng.
“Nga đang đối mặt với nguy cơ đóng băng tín dụng và một cú sốc về dòng vốn giống như cuộc khủng hoảng khi Lehman Brothers sụp đổ, ông Christensen nhận định. Kể từ đầu năm, khoảng 65 tỷ USD rút khỏi Nga, so với 135 tỷ USD cuối năm 2008.
“Thị trường dường như cho rằng điện Kremlin sẽ không để mọi thứ tồi tệ hơn nữa… Chúng tôi cho rằng thị trường Nga sẽ có sự điều chỉnh mạnh hơn nữa”, ông nói.
Bank of America cho rằng những bất ổn ở miền Đông Ukraine trong 3 ngày trở lại đâu làm tăng nguy cơ nổ ra một cuộc nội chiến và EU, Mỹ, Nhật, Canada sẽ siết chặt trừng phạt Nga.
Cảnh báo được đưa ra ngay khi các ngoại trưởng EU nhất trí phá kế hoạch trừng phạt bổ sung đối với Nga với mục tiêu nhắm tới lần này là kinh tế và tài chính nếu Nga đưa quân đến miền Đông Ukraine.
EU cũng đưa ra kế hoạch giảm phụ thuộc dầu và khí đốt từ Nga, ký hiệp định hợp tác với Ukraine. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của EU đến nay phần lớn mang giá trị biểu tượng.
Trong khi đó, Mỹ dùng sức mạnh tài chính của mình buộc các ngân hàng trên toàn thế giới ngừng làm ăn với Nga. Nhà đầu tư đã lường trước được điều này, nhiều doanh nghiệp Mỹ và châu Âu đã hoãn đầu tư và các thương vụ làm ăn với đối tác Nga.
Chris Weafer tại Macro Advisory cho rằng, kinh tế suy giảm, rúp mất giá 9% từ đầu năm sẽ buộc chính phủ Nga tìm cách tránh khủng hoảng. Ngân hàng trung ương Nga có dự trữ lên đến 490 tỷ USD để bảo vệ đồng rúp nhưng khó tận dụng biện pháp này mà không thắt chặt cung tiền và khiến suy thoái sâu hơn.
Theo báo cáo của Sberbank, Nga nợ nước ngoài 714 tỷ USD. 90% vốn đầu tư của Tập đoàn dầu khí Rosneft là nợ nước ngoài. Hiện khoảng 70% cổ phiếu giao dịch tự do của Nga do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ.
Sberbank cảnh báo, gia tăng trừng phạt có thể khiến chỉ số RTS trên thị trường chứng khoán Nga giảm 30%, tuy nhiên đây có thể là thời điểm tốt để mua cổ phiếu Nga.
Theo http://gafin.vn
TIN LIÊN QUAN
77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…
10/05/2022
Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.
10/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022
Vài tuần qua, ông Putin dành thời gian đáng kể để trấn an dư luận rằng các lệnh trừng phạt gây tổn hại cho chính phương Tây hơn là Nga.
23/04/2022