Mỹ chặn các dự án khí đốt của Nga như thế nào?
Logo của Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom
Tờ Die Presse của Áo nhận định, Mỹ hiện đang gây áp lực cho các quốc gia Châu Âu nhằm phá vỡ những thỏa thuận khí đốt giữa họ và Liên bang Nga, đồng thời thúc đẩy dự án riêng của Mỹ.
Tờ báo đưa ra ví dụ về giao dịch giữa Tập đoàn OMV của Áo và Gazprom của Nga. Theo kế hoạch, OMV sẽ cung cấp cho Gazprom một phần tài sản của công ty con tại Na Uy để đổi lấy thị phần trong dự án khai thác khí đốt tại Siberia (Nga).
Tuy nhiên, chính quyền Na Uy tỏ ra không hài lòng với việc Gazprom sẽ tham gia khai thác trong vùng biển của mình.
“Nga có thể nhận được tối đa 1/4 cổ phần của công ty OMV Norge (ở Na Uy) và với sự vi phạm thỏa thuận này Áo sẽ phải bồi thường cho Gazprom một khoản tiền lớn. Mà vấn đề tiền bạc đối với Áo từ lâu đã không hề dễ dàng”, bài báo viết.
Vậy vì sao người Na Uy vẫn một mực không chịu hợp tác với Nga? Giới kinh doanh khí đốt của Nga và Châu Âu cho rằng, họ biết nguyên nhân sự việc này – nó có chút liên quan đến mối lo ngại của Áo.
Một quản lý cấp cao giấu tên của một Tập đoàn khí đốt tiết lộ, OMV hiện đang vấp phải một cuộc xung đột địa chính trị. Theo ông này, cuộc xung đột gợi nhớ tới thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Sau khi thỏa thuận về đổi một phần tài sản của công ty OMV Norge cho Gazprom để lấy quyền khai thác khí đốt của OMV tại Siberia được công bố vào đầu tháng 4/2016 tại St. Petersburg, Mỹ đã gây áp lực cho Na Uy, mà chủ yếu là Bộ trưởng Năng lượng nước này Tord Andre Lina.
Die Presse cho biết, Mỹ can thiệp không chỉ trong các giao dịch liên quan đến OMV. Nước này hiện đang cho thấy “sự tích cực chưa từng có ở tất cả cấp độ” tại Châu Âu nhằm cố gắng phá vỡ các thỏa thuận về khí đốt giữa Liên bang Nga và các quốc gia Châu Âu và bằng chứng cụ thể là dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”.
“Đan Mạch than phiền họ đang lâm vào một tình huống tuyệt vọng, vì họ không có bất kỳ lí do nào để chống lại việc mở rộng đường ống dẫn khí, nhưng cũng không muốn làm “mếch lòng” Washington. Còn Ba Lan thì ngược lại, họ mở rộng cửa cho Mỹ”, bài báo tiếp tục.
Đặc biệt, Tập đoàn OMV, một trong những tập đoàn lớn của Châu Âu tham gia dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”, sẽ không thể thành lập liên doanh với Gazprom để thực hiện dự án này do sự phản đối của Cơ quan chống độc quyền Ba Lan.
Sự can thiệp của Mỹ diễn ra đúng thời điểm nước này bắt đầu cung cấp những lô hàng khí đốt đầu tiên tới Châu Âu, báo hiệu một cuộc cạnh tranh thị phần mới trên thị trường khí đốt toàn cầu.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Die Presse của Áo.
Theo http://infonet.vn
TIN LIÊN QUAN
Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.
11/05/2022
77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…
10/05/2022
Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.
10/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022