Mỹ lợi dụng khủng hoảng Ukraine làm sụp đổ Nga theo kịch bản
Mới đây, trả lời phỏng vấn tờ Rossiiskaya Gazeta (Nga), ông Nikolai Patrushev, người đứng đầu FSB giai đoạn 999 - 2008 và hiện là Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, nói rằng, bản kế hoạch “bài Nga” do giới phân tích tình báo Mỹ tạo lập từ những năm 1970 và được thực hiện bởi các cơ quan mật vụ Mỹ, dựa trên chính sách “Chiến lược về những điểm yếu” được Cố vấn ANQG Mỹ Zbigniew Brzezinski phác thảo. “CIA kết luận rằng vị trí dễ bị tổn thương nhất của Nga là nền kinh tế. Sau khi thiết lập các mô hình chi tiết, các chuyên gia Mỹ xác định rằng nền kinh tế của Liên Xô bị phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu năng lượng. Từ đó, họ đã triển khai một chiến lược kích động phá sản tài chính và kinh tế của Liên Xô, với việc nguồn thu ngân sách bị giảm mạnh, trong khi các chi phí khác lại tăng vọt thông qua nhiều lá bài có tổ chức từ bên ngoài,” ông Patrushev nói với phóng viên.
Ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Nga, cựu Giám đốc FSB. Ảnh: RIA Novosti.
Hậu quả là giá dầu sụt giảm, chạy đua vũ trang, cuộc chiến ở Afghanistan cùng với phong trào chống chính phủ ở Ba Lan… Tất cả đưa đến kết cục làm tan rã Liên bang Xô Viết. Mọi nhân tố này đều có sự tác động ảnh hưởng từ Mỹ.
Chính sách thù địch chống Liên Xô vẫn tiếp diễn trong kỉ nguyên hiện đại, nhưng lần này mục tiêu là Liên bang Nga - nước duy nhất trên thế giới sở hữu lượng vũ khí hạt nhân đủ sức chống lại Mỹ. “Các chiến lược gia Mỹ đã nhận thấy giải pháp thực thi ý đồ này với mục tiêu cuối cùng là phá tan khả năng quản lý nhà nước ở nước Nga, với hệ quả kéo theo là sự tan rã về mặt lãnh thổ”, ông Patryshev tiết lộ. Kế hoạch mới đã được hồi sinh, với việc Mỹ hỗ trợ quân ly khai Chechen, nhưng nó đã thất bại sau đòn đáp trả của Tổng thống Putin, quan chức này cho hay. Thế nhưng, CIA chưa bao giờ từ bỏ chiến lược này và luôn chờ cơ hội để sử dụng nó. Thế đối đầu Nga - Mỹ gia tăng sau cuộc xung đột năm 2008 tại Gruzia. Cuộc chiến này gây quan ngại cho Washington, vì nó cho thấy Nga quyết tâm khẳng định vị thế cường quốc hang đầu trong thế kỉ 21.
Cựu Giám đốc FSB nói rằng, những diễn biến gần đây ở Ukraine, trong đó có việc đảo chính, lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovich, cũng là do can dự của tình báo Mỹ. “Cuộc đảo chính tại Kiev đã được thực hiện với sự hỗ trợ từ phía Mỹ, sử dụng một kế hoạch cổ điển đã từng được thử nghiệm ở Mỹ Latinh, châu Phi và Trung Đông. Nhưng chưa bao giờ mà lợi ích của nước Nga lại bị đụng chạm nhiều như lần này”, ông Patryshev bình luận. Dựa trên các phân tích tình báo, cựu Giám đốc FSB nói rằng, người Mỹ đang kích động Nga có các bước đi đáp trả và họ đang theo đuổi các mục tiêu giống hệt trong những năm 1980 nhằm vào liên Xô; Mỹ đang tìm kiếm ‘điểm yếu’ của nước Nga. Khi được hỏi mục tiêu cuối cùng mà chính sách kia nhắm đến là gì, ông Patrushev bình luận, Mỹ muốn nắm giữ lãnh thổ và các nguồn tài nguyên khoáng sản của Nga.
Theo http://thegioi.baotintuc.vn
TIN LIÊN QUAN
Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.
11/05/2022
77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…
10/05/2022
Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.
10/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022