Nước Nga đang quay trở lại thời hoàng kim của Liên Xô
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Putin đã tham gia hội nghị thượng đỉnh các nước BRIC (BRIC là tên gọi của tổ chức các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ , Trung Quốc và Nam Phi). Kết quả của hội nghị là các nhà lãnh đạo BRIC đã ra tuyên bố chung về hàng loạt các vấn đề hợp tác phát triển ở đa dạng các lĩnh vực.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong chuyến công du lần này của Tổng thống Putin đó là Nga đã đạt được thỏa thuận với Cuba về việc phục hồi và sử dụng trạm vô tuyến điện tử Lourdes ở gần Havana. Sự kiện này đã gây sửng sốt cho các quan chức chính quyền Mỹ.
Chúng ta biết rằng, trạm vô tuyến điện tử Lourdes có khả năng kiểm soát được các đài phát thanh và điện thoại tại Mỹ và trên khắp châu Mỹ La tinh. Các chuyên gia cho rằng, sự kiện này được coi là biểu tượng trong chiến lược trở lại của Nga trên trường chính trị toàn cầu.
Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Narendra Modi tại một cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Brazil, cho biết: "Nếu bạn hỏi bất kỳ người dân nào của Ấn Độ (dân số Ấn Độ hơn một tỷ người), ai là người bạn tốt nhất của Ấn Độ, mỗi người dân, từ người già đến trẻ em đều sẽ nói rằng đó là Nga. Nga và Ấn Độ luôn vai kề vai trong tất cả các thời điểm dù là thời điểm khó khăn nhất".
Hiện nay, Ấn Độ và Nga đã và đang hợp tác trên rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Quân đội Ấn Độ đã được tiếp thu nhiều thành quả kỹ thuật quân sự, công nghệ vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới từ Nga. Ấn Độ và Nga hiện đang là đối tác chiến lược toàn diện và cùng quan điểm trong các vấn đề quốc tế.
Ngoài ra trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Putin, Nga đã ký kết được các thỏa thuận hợp tác về việc lắp đặt các trạm định vị vệ tinh toàn cầu GLONASS ở Nicaragua và Brazil và Argentina.
Các chuyên gia cho rằng, nước Nga dưới thời Tổng thống Putin đang có những chiến lược hết sức cụ thể nhằm lấy lại những gì mà Liên Xô trước đây đã làm được. Nước Nga đang cho Mỹ và phương Tây thấy được sức mạnh và thực lực của mình trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến quân sự. Trong tương lai gần Nga hoàn toàn có thể tạo thế cân bằng chiến lược với phương Tây.
Nguồn: Tin mới
TIN LIÊN QUAN
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.
12/06/2022
Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
12/06/2022
Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
09/06/2022
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022