Nước Nga kiêu hãnh (phần cuối)
Ông Mikhail Dmitriev, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga, được Nhật báo Thương mại Vedomosti dẫn lời cho biết, 1/4 doanh số bán vũ khí của Nga đến từ Ấn Độ, 15% từ Algeria...
Trong năm 2012, Nga hy vọng sẽ xuất khẩu được 13,5 tỷ USD vũ khí các loại. Theo Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) của Nga, năm 2012, nước này sẽ lập kỷ lục về xuất khẩu vũ khí.
Đáng chú ý, theo Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới (TSAMTO), Nga sẽ xuất khẩu cho Ấn Độ vũ khí và thiết bị quân sự trị giá khoảng 7,7 tỷ USD. Lớn nhất trong số các hợp đồng trị giá lớn là, vào tháng 12/2012 sẽ chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ tàu sân bay Vikramaditya (chi phí nâng cấp tàu đã thay đổi nhiều lần và cuối cùng đạt 2,34 tỷ USD). Hợp đồng lớn thứ 2 là chuyển giao 2 tàu khu trục nhỏ của dự án 11.350.6 trị giá khoảng 1 tỷ USD. Thương vụ lớn thứ 3 là chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ tàu ngầm hạt nhân Project 971 Nerpa (trị giá của hợp đồng là 920 triệu USD).
Năm nay, Nga dự định bán ra nước ngoài 50 máy bay tiêm kích Su-30, trong đó Ấn Độ mua khoảng 30 máy bay Su-30MKI và Việt Nam mua 8 chiếc Su-30MK2. Ngoài ra, phía Nga còn nhận nâng cấp 15 - 20 máy bay Su-30MKI và 10 chiếc tiêm kích MiG-29K cho Ấn Độ.
Ấn Độ cũng là nước mua nhiều nhất máy bay lên thẳng Mi-17-V5 của Nga (khoảng 20 chiếc), tiếp đến là Azerbaijan (20 chiếc Mi-17 và 12 chiếc Mi-35M) và Afghanistan (12 chiếc Mi). Những nước mua nhiều tên lửa và vũ khí phòng không nhất của Nga gồm Algeria, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống Nhất, Syria và Belarus. Vũ khí bộ binh gồm xe tăng T-72, các xe bọc thép BMP-3 và BTR-80A được xuất sang Venezuela. Còn các tàu chiến và tàu ngầm thì được bán cho Ấn Độ.
Ngoài ra, “trong tháng 4/2012, Nga sẽ ký hợp đồng bán cho Indonesia 37 xe chiến đấu bộ binh BMP-3F trị giá hơn 100 triệu USD”, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vũ khí Rosoboronexport Viktor Komardin thông tin như vậy tại Triển lãm Vũ khí DSA - 2012 diễn ra ở Malaysia.
Chưa hết, trong khuôn khổ các khoản tín dụng 5 năm dành cho Indonesia trị giá 1 tỷ USD, Nga cung cấp cho nước này máy bay trực thăng Mi-17, Mi-35, BMP trang bị cho máy bay.
Nhật báo Thương mại Vedomosti (hôm 14/2/2012) cho biết thêm, năm 2011, Nga đã ký các hợp đồng bán 120 xe tăng T-90C cho Algeria và 30 xe tăng cùng loại cho Turkmenistan. Ước tính, giá trị 2 bản hợp đồng này ít nhất 500 triệu USD. Tổng Biên tập Tạp chí Tin tức Quốc phòng Moscow Mikhail Barabanov cho biết, với 2 hợp đồng mới này, Nga sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu xe tăng nhiều nhất thế giới trong năm 2012.
Hệ thống tên lửa phòng không Pechora-2M của Nga
Hồi năm 2011, Nga cũng đã cung cấp lô hàng đầu tiên 9 trực thăng Mi-17V5 cho Afghanistan. 12 chiếc nữa sẽ được chuyển tiếp trong năm nay. Hợp đồng cung cấp cho lực lượng an ninh Afghanistan các máy bay trực thăng Nga trị giá trên 375 triệu USD, được ký kết giữa Tập đoàn Rosoboronexport với Ban Chỉ huy Bộ binh Quân đội Hoa Kỳ vào tháng 5/2011. Phía Hoa Kỳ hài lòng với tiến độ thực hiện hợp đồng nên đang đàm phán với Rosoboronexport để mua thêm 18 máy bay trực thăng nữa.
Năm 2009, Nga từng cung cấp 185 xe tăng T-90C cho Algeria và 10 xe tăng loại này cho Turkmenistan theo hợp đồng ký năm 2010.
Theo AFP, giới chức quốc phòng cho biết, Nga thất thu khoảng 4 tỷ USD hợp đồng từ Libya sau khi chính thể Gaddafi sụp đổ. Tuy nhiên, ông Mikhail Dmitriev nói rằng, Nga đã bù đắp thiệt hại này bằng cách tái xuất khẩu sang các nước châu Âu như Đức, Cộng hòa Czech và tìm khách hàng ở Đông Nam Á cũng như châu Mỹ Latin.
Trước đó, năm 2010, ngành xuất khẩu vũ khí thế giới đạt doanh thu vượt hơn 71 tỷ USD - con số kỷ lục kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh. Với kim ngạch khoảng 10,4 tỷ USD, Nga đứng ở vị trí thứ 2 sau Hoa Kỳ.
Lãnh đạo TSAMTO, ông Igor Korotchenko khẳng định Nga còn là thủ lĩnh thế giới trong việc bán nhiều loại hình vũ khí: Trước hết, đó là ngành Hàng không quân sự, với các loại máy bay chiến đấu Su-30. Đây là mặt hàng có nhu cầu cao. Nhiều nước, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dự định trong những năm tới sẽ mua các lô tiêm kích mang nhãn hiệu Su. Ngoài ra, những tầu ngầm diezen dòng Kilo, hải phòng hạm và chiến hạm các loại, được Nga xuất khẩu khá thành công. Trong số mặt hàng được quan tâm còn có những cano tên lửa nhỏ, sở hữu tiềm năng tấn công lớn trước trọng tải có hạn. Tất nhiên, nên ghi nhận toàn thể phương diện kỹ thuật phòng không, từ các tổ hợp tầm gần như Tor, tầm trung như Buk đến tầm xa như S-300 PMU-1, S-300 PMU-2.
“Số lượng đối tượng có nhu cầu mua đang vượt quá khả năng sản xuất công nghiệp”, ông Igor Korotchenko nói và cho biết thêm, chính bởi lý do này mà Tập đoàn Almaz-Altei sẽ thi công 2 nhà máy mới để đáp ứng tối đa nhu cầu trong cũng như ngoài nước.
Cũng theo lãnh đạo TSAMTO, “các thiết bị phòng thủ tên lửa của chúng ta được quan tâm tích cực, chẳng hạn, Việt Nam cũng mua các tổ hợp S-300. Rồi tất nhiên là khu vực Cận Đông. Tuy S-300 chưa được cung cấp tới đây nhưng đã có loạt đơn đặt hàng. Theo tôi, S-300 có thể xuất hiện, chẳng hạn ở Syria và loạt quốc gia Cận Đông và Bắc Phi”.
Vũ khí của Nga được giới thiệu tại một triển lãm quốc phòng
Tháng 10/2010, tham gia Triển lãm Quốc tế Euronaval ở Paris, Pháp, ông Vyacheslav Davidenko, đại diện chính thức của Tập đoàn Rosoboronexport cho biết, các doanh nghiệp của Nga đã giới thiệu “nhiều mẫu mã đặc biệt thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia và có thể trở thành đối tượng hợp đồng trong quá trình diễn ra triển lãm”. Cụ thể, khu vực trưng bày của doanh nghiệp Nga là một trong những phần trình bày lớn và phong phú, với các tàu chiến, thiết bị không quân phục vụ hải quân, các hệ thống điều khiển, máy móc định vị, huấn luyện.
Ngoài ra, tại Triển lãm Euronaval, Nga còn giới thiệu các trực thăng cứu hộ Ka-27, trực thăng chống tầu ngầm Ka-28.
Tại Hội chợ Hàng không Quốc tế Aero Ấn Độ - 2011, diễn ra từ ngày 9 - 13/2 tại căn cứ không quân ở ngoại ô Bangalor, Nga đã giới thiệu hơn 80 mẫu vũ khí và thiết bị quân sự. Có thể kể ra hàng loạt tên tuổi như: Máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-130; máy bay tiêm kích đa năng Su-35 (thế hệ thứ 5); phiên bản máy bay vận tải quân sự Il-76 với các động cơ khác nhau, các máy bay boong MiG-29K và MiG-29KUB. Hay như máy bay đổ bộ đa chức năng Be-200 mà theo yêu cầu của khách hàng, có thể được trang bị tổ hợp phương tiện quan trắc và phát hiện tiên tiến nhằm tiến hành giám sát hàng hải, tham gia các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, vận chuyển hàng hoá và quân nhân. Ngoài ra, còn phải kể đến các mẫu đầy triển vọng như máy bay trực thăng Mi-17, máy bay Mi-28 NE được trang bị cả một danh mục rộng rãi các loại vũ khí, có thể hoạt động ở bất kỳ thời gian nào trong ngày và trong mọi điều kiện thời tiết.
Tại Triển lãm MAKS - 2011, Nga đã trưng bày toàn bộ thành viên của các gia đình Su, MiG và Yak: Yak-130, Su-34 Su-35, Su-27, MiG-29K, MiG-29M. Đồng thời, lần đầu tiên trình diễn Tổ hợp Hàng không mặt trận tiềm năng (PAK FA) - máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50, sản phẩm của Tập đoàn Sukhoi.
Khi đó, Tư lệnh Không quân Aleksandr Zelin cho biết: “Trong những ưu tiên của chúng tôi có máy bay T-50. Đối với không gian bao la của nước Nga, mẫu phi cơ này thích hợp hơn cả để cơ động và thực hiện nhiệm vụ tác chiến. Chúng tôi chờ đợi lô máy bay nguyên mẫu đầu tiên vào năm 2013, sản xuất hàng loạt từ năm 2014 - 2015”.
Tại Triển lãm Vũ khí Quốc tế Quốc phòng và An ninh - 2012, diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan, với sự tham gia của hơn 250 công ty đến từ 30 quốc gia, các doanh nghiệp quốc phòng Nga đã giới thiệu hơn 70 mẫu sản phẩm quân sự.
TIN LIÊN QUAN
Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.
11/05/2022
77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…
10/05/2022
Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.
10/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022